Quỹ môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 77 - 78)

Mục đích:

Nhận tài trợ từ các nguồn thu khác nhau từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ thực hiện các dự án cải thiện chất lượng môi trường.

Các chi phí dành cho các công tác quản lý môi trường và xử lý các chất ô nhiễm thường chiếm một tỉ lệ lớn trong vốn đầu tư xây dựng và quản lý hoạt động của dự án (nói theo cách của các nhà kinh tế đầu tư là không có lãi). Do vậy, các nhà sản xuất thường lẩn tránh, các ngân hàng thường không nhận cho vay, vì các khoản đầu tư trên thực tế không tạo ra lợi nhuận. Để có kinh phí cho các hạng mục đầu tư này, cần phải tạo ra một quỹ môi trường, mà các nhà sản xuất và các tầng lớp xã hội khác đều có lợi khi sử dụng.

Các loại quỹ môi trường:

+ Quỹ môi trường ngành. + Quỹ môi trường địa phương. + Quỹ môi trường quốc gia.  - Các nguồn thu:

+ Quỹ môi trường được thành lập từ các nguồn kinh phí bao gồm nguồn đóng góp ban đầu của ngân sách nhà nước.

+ Nguồn đóng góp của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân.

+ Nguồn đóng góp từ phí môi trường và các loại lệ phí khác.

+ Tài trợ: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài (ODA), các nguồn viện trợ của chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.

+ Tiền lãi. + Xử phạt.

Việc chi quỹ môi trường được tiến hành theo trình tự sau:

Địa phương hoặc cơ sở sản xuất viết dự án chi quỹ và đệ trình ban quản lý quỹ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức quản lý quỹ tiến hành thẩm tra dự án và quyết định khoản tiền cho vay không có lãi, lãi suất thấp hoặc trợ cấp không hoàn lại cho dự án đã được thẩm định trong khoảng thời hạn do hai bên quy định.

Các cơ sở sản xuất và địa phương có lợi ích ở các mặt:

Cho vay không có lãi hoặc lãi suất thấp; Có tiền đầu tư kinh phí để giảm chất thải ô nhiễm và giảm phí ô nhiễm phải nộp; Có điều kiện cải thiện điều kiện lao động của công nhân và điều kiện sống của dân cư địa phương.

Có thể giảm được lượng chất thải ô nhiễm ra môi trường, trong khi không tăng kinh phí cấp từ ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, biện pháp này sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư kinh phí để xử lý chất thải gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 77 - 78)