Nhiễm nguồn nước

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 83 - 85)

Sự ô nhiễm nguồn nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:

- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt… Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp… kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm diện.

- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp vào môi trường nước.

8.1.2.2.1. Nước thải sinh hoạt

Nước thải từ các ngôi nhà (phân, nước tiểu, nhà bếp, tắm giặt,…)

Nước (99,9%) Các chất rắn (0,1%)

Chất hữu cơ (50-70%) Chất vô cơ (30-50%)

Protêin (65%) Carbonhydrat (25%) Chất béo (10%) Cát Muối Kim loại

- Đặc tính nước xả thải vào môi trường (người/ngày đêm)

+ Cặn lơ lửng (SS): 35 - 60g/người.ngđ, Cặn hữu cơ chiếm: 55-65%

+ Hàm lượng chất hữu cơ cao: BOD5 chưa lắng: 30 - 35g/người.ngđ, đã lắng: 25 - 30g/ng.ngđ.

+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K... N = 8g/người.ngđ; P = 1,5 - 1,8g/người.ngđ + Tiêu chuẩn thải nước:

 Các nước tiên tiến: 200 – 500 lít/ng,ngđ  Các đô thị Việt Nam: 100 - 200 lít/ng,ngđ  Nông thôn Việt Nam: 50 - 100 lít/ng,ngđ - Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước cống:

BOD5 : 150 - 250 mg/l Cặn lơ lửng : 200 - 290 mg/l Tổng Nitơ : 35 - 100 mg/l Tổng P : 10 - 20mg/l

8.1.2.2.2. Nước thải sản xuất công nghiệp: Nước thải khai khoáng, luyện kim, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm, dệt, giấy, cơ khí ... Chia làm 2 loại:

- Nước thải bẩn: Thành phần, tính chất phụ thuộc vào điều kiện, lĩnh vực, thành phần nguyên vật liệu, sản phẩm. Thành phần nước thải CN không ổn định, tính nguy hại cao.

- Nước thải quy ước sạch: có thể dùng lại.

8.1.2.2.3. Nước chảy tràn:

Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường sá,… là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ.

Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như cường độ mưa, thời gian mưa-thời gian không mưa, đặc điểm mặt phủ, độ bẩn đô thị và không khí…

- Nhìn chung trong nước mưa: SS = 400 - 3.000 mg/l BOD5 = 8 - 180 mg/l

- Thay đổi theo vị trí : BOD5 + Rơi qua mái 12 mg/l + Rơi xuống sân 15 mg/l + Đường phố 35 ÷69 mg/l

8.1.2.2.4. Nước thải sản xuẩt nông nghiệp: chủ yếu là do chăn nuôi, trồng trọt

- Trồng trọt: Do bón phân, sử dụng hợp chất diệt sâu, cỏ. Nước chứa chất hữu cơ, dinh dưỡng (N, P) cao, hoá chất BVTV.

- Chăn nuôi: Chất hữu cơ cao, chất dinh dưỡng: N, P cao

8.1.2.2.5. Hoạt động của tàu thuyền

Hoạt động của tàu thuyền trên sông, biển gây ô nhiễm dầu do rò rỉ, súc rửa tàu, do sự cố tai nạn tràn dầu, do nạp và tháo nước dằn tàu (nước ballast: chứa hơn 3.000 loài sinh vật khác nhau). Sinh hoạt của con người trên tàu thuyền.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 83 - 85)