Cơ cấu rủi ro được đề xuất cho các dự án phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 57 - 58)

Năm 1983, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ đã trình bày các bước đánh giá rủi ro trong một cơ cấu thích hợp và nó được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) sử dụng từ năm 1986.

Trung tâm Đông – Tây, Smith và cộng sự (1988) đã đưa ra cơ cấu đánh giá rủi ro như sau (hình 6.2).

Hình 6.2. Cơ cấu đánh giá rủi ro do Smith và cộng sự đề xuất 1998

Hình 6.3 dưới đây làm rõ được mối quan hệ của khái niệm cơ bản về đánh giá rủi ro với các quá trình đánh giá rủi ro và các bước hoạt động (bước hướng dẫn).

Xác định mối nguy hiểm

Tính toán, phân tích hiểm hoạ (định nghĩa về chu trình dòng, hệ thống giới hạn, quy trình chiết xuất, vận chuyển và phân tán)

Đánh giá đường truyền môi trường (đánh giá này có liên quan đến các ảnh hưởng xấu

như hàm lượng, tiếp xúc, liều lượng)

Đặc tính rủi ro

Hình 6.3. Mối quan hệ khái niệm đánh giá rủi ro

Trong ĐGRR, người ra thường sử dụng một bộ 3 câu hỏi sau:

1. Cái gì sẽ xảy ra đối với dự án?

Ảnh hưởng gì có thể xảy ra và tác động đến sức khoẻ của cong người? Ảnh hưởng này có thể lan truyền qua môi trường (nước, không khí, đất, thực phẩm)?

Các hậu quả làm chết người, tai nạn có thể xảy ra?

2. Phạm vi và mức độ quan trọng của các hậu quả xấu là gi?

Số lượng người bị ảnh hưởng, số lượng tiền tiêu phí, của cải bị hư hại, vùng địa lý bị tàn phá?

3. Hậu quả xấu ra sao?

Với tần suất nào gây ra các hậu quả xấu đó, bằng chứng lịch sử và thực tế kinh nghiệm nào đã có để xem xét khả năng rủi ro có thể xảy ra?

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 57 - 58)