Mối nguy hiểm và sự không chắc chắn

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 58 - 59)

Mối nguy hiểm có liên quan đến các dự án phát triển kinh tế bao gồm: - Hoá chất độc hại đối với người và động thực vật.

- Vật chất dễ cháy, dễ nổ.

- Các thiết bị cơ học bị hư hỏng sẽ rấ tnguy hiểm đối với người và của cải. - Các công trình đổ vỡ, hư hỏng (đập nước).

Xác định hiểm họa

Kiểm toán hiểm họa

Đánh giá đường truyền môi trường

Đặc tính rủi ro

Quản lý rủi ro (Khái niệm cơ bản

về ĐGRR) Quá trình ĐGRR (Hướng dẫn)

Cái gì có thể dẫn đến sai?

Mức độ khắc nghiệt của hậu quả xấu?

Hậu quả xấu như thế nào xảy ra?

Cái gì cần phải làm để giảm rủi ro?

Điểm qua

Giới hạn

- Thiên tai làm tăng mức độ hư hại kỹ thuật.

- Tàn phá hệ sinh thái (phú dưỡng hoá, xói mòn đất…).

Thông tin về các hiểm hoạ trên nếu không chắc chắn thì có thể cần đến ĐGRRMT. - Tiềm năng gây ra các hoá chất độc hại. Tỷ lệ và số lượng.

- Hoả hoạn và gây nổ.

- Vận chuyển và sự huỷ hoại của chất gây ô nhiễm có trong môi trường. - Hoà tan, phân tán một cách cơ học.

- Tiếp xúc với độc tố, ai tiếp xúc, bao nhiêu người, bao lâu.

- Dự đoán liểu lượng xâm nhập vào người dựa trên thí nghiệm động vật. - Tỷ lệ hư hỏng các trạm thiết bị, nhà máy cơ khí, kiến trúc.

- Tác phong làm việc của con người, thiếu sót của công nhân, phản ứng của xã hội.

- Tai biến thiên nhiên (động đất, bão, sóng thần).

- Sự phân bố hệ thống thoát nước, mực nước, thực vật và vi khí hậu. Những sự không chắc chắn nảy sinh từ:

- Thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của mối quan hệ: nhân-quả, thiếu kiến thức khoa học (lý thuyết). Ví dụ về sự tích tụ sinh học của các hoá chất độc hại trong chuỗi thức ăn, phản ứng của cây trồng đối với ô nhiễm không khí.

- Số liệu kém do lấy mẫu, đo đạc và xử lý.

- Thiếu số liệu, số liệu không đồng bộ và khi đo đạc không tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện môi trường của dự án.

- Từ tài liệu về độc tố sinh thái được ngoại suy từ động vật sang người và từ liều lượng cao trong thí nghiệm đến liều lượng thấp khi tiếp xúc.

- Tưng thành phần môi trường thiên nhiên có sự biến động (biến động thời tiết, khí hậu, chế độ thuỷ văn,…).

- Các giả thiết tính toán, đánh giá độ chính xác, nhạy bén của giả thiết và kết quả thực tế, sự ăn khớp giữa xét đoán và kết quả thực tế xảy ra.

- Điểm mới lạ của dự án (áp dụng công nghệ, hoá chất, sự thay đổi địa điểm, thiếu kinh nghiệm, lịch sử số liệu…).

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 58 - 59)