Khái niệm và định nghĩa đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 62 - 64)

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM):

Là sự đánh giá chính thức các tác động đối với môi trường có thể có của một chính sách, chương trình hay dự án (sau đây gọi là dự án). Qua đó, các giải pháp, các phương án (về kỹ thuật hay quản lý) được đề xuất và chấp nhận nhằm giảm thiểu các tác động đó đến môi trường. Khái niệm này được áp dụng từ khi bắt đầu dự án, trong quá trình vận hành cho tới khi chấm dứt dự án.

Tác động: Có thể sử dụng từ "ảnh hưởng"

Là hiệu ứng của một sự vật, một hoạt động lên một vật thể hoặc một hoạt động khác. Tác động có thể thay đổi theo không gian và thời gian trong phạm vi của hiệu ứng.

Đáng kể: Có ý nghĩa tương đương với các từ " có ý nghĩa, đáng chú ý...".

Là tác động nằm ngoài giới hạn chịu đựng, ngoài giới hạn chấp nhận được của một vật thể hay một hoạt động khác. (ngưỡng trong KHXH thường là 5%).

Sự đáng kể là sự biến động vượt quá ngưỡng chịu đựng (khoảng 5%) của một vật thể. Tuy nhiên, đối với cảnh quan, quần thể các sinh vật quý hiếm,… thì sự đáng kể này khó được chấp nhận mà chủ yếu phụ thuộc vào người đánh giá.

Khái niệm về ĐTM:

ĐTM là sự phân tích một cách có khoa học những tác động có lợi hoặc có hại do các hoạt động phát triển có thể mang lại cho tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện môi trường. Qua đó, đề xuất các phương án hợp lý nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa hoạt động phát triển và BVMT.

- Hoạt động phát triển: Dự án xây dựng một nhà máy, chương trình, các loại hình dịch vụ. Ví dụ: Dự án mở rộng đường, xây dựng mới một Bệnh viện, quy hoạch khu du cư.

- Các phương án nhằm giải quyết mâu thuẫn: các giải pháp KH-KT, công nghệ, quản lý, các chính sách, các công cụ pháp luật, kinh tế...

Định nghĩa ĐTM:

Luật Bảo vệ Môi trường (bổ sung) năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa ĐTM như sau: ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.

- Phân tích, đánh giá tác động và dự báo:

o Xác định tác động: nguồn gốc phát sinh tác động từ các hoạt động o Phân tích: theo không gian và thời gian

o Đánh giá: theo mức độ (cường độ), tốt hay không tốt, đáng kể hay không đáng kể o Dự báo - Đề xuất các giải pháp: o Phòng tránh o Kiểm soát o Khắc phục

Như vậy, có thể thấy rằng ở Việt Nam mặc dù những bức xúc về môi trường chỉ mới xuất hiện vào những năm 1990, nhưng ĐTM không còn là một khái niệm riêng trong đội ngũ các nhà khoa học nữa mà nó đã chuyển vào đội ngũ các nhà quản lý, khoa học kỹ thuật rộng hơn, đồng thời đã được đưa vào luật Bảo vệ Môi trường (1994).

Trong luật BVMT Việt Nam 2005 cũng có một số điều quy định rất chặt chẽ về thực hiện ĐTM đối với chủ các dự án, cụ thể là:

Điều 19 (mục 1): Chủ các dự án quy định tại điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 19 (mục 4): Trường hợp có thay đổi về quy, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo ĐTM bổ sung.

Như vậy, việc thực hiện một ĐTM cho dự án đã trở thành yếu tố rất quan trọng trong khoa học môi trường, hơn thế nữa nó cũng đã trở thành yếu tố bắt buộc trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế ở Việt Nam chưa mạnh nên từ những năm 1985 đến 1992 các dự án lớn và trung bình của nước ta về cơ bản đã chưa được lập báo cáo ĐTM mà chỉ đề cập sơ bộ đến một số vấn đề về môi trường có thể xảy ra. Sau

1992, một số dự án quan trọng đã được đánh giá tác động môi trường như thuỷ điện Sơn La, Sông Hinh, dự án nhà máy mía đường Đài Loan (Thanh Hoá), nhiều công trình thăm do dầu khí cũng được lập báo cáo ĐTM. Gần đây, nhiều dự án trọng điểm quốc gia đã được lập báo cáo ĐTM như dự án đường Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Dung Quất, cảng nước sâu Cái Lân, và nhiều công trình khác.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 62 - 64)