Đất đai và sản xuất nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 98 - 101)

Liên quan tới nông nghiệp bền vững FAO, 1989 đã định nghĩa:

“PTBV là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự PTBV như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động và thực vật không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội”.

Do đó, các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững theo FAO là:

(1) Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng và chất lượng và nhiều các sản phẩm nông nghiệp khác.

(2) Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tươm tất cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp.

(3) Duy trì, và chỗ nào có thể, tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không gây những nhiễm độc môi trường.

(4) Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tự tin trong nông dân.

Hình 8.2. Phát triển nông nghiệp bền vững

Nền nông nghiệp hiện đại ở các nước phát triển và nền nông nghiệp truyền thống ở các nước đang phát triển đều không đáp ứng được các yêu cầu đối với nông nghiệp hiện

1. Mục tiêu

2. Điều kiện tiên quyết Bề vững

Kinh tế Xã hội Sinh thái

Ngắn hạn Dài hạn Nguyện vọng chính trị Sự nhất trí Phát triển và bảo tồn tài nguyên quốc gia Cân bằng giữa các thế hệ

nay là nâng cao năng suất bằng cách giữ lại những điểm mạnh của nông nghiệp truyền thống và đáp ứng các nhu cầu của thời đại mới.

Nông nghiệp bền vững, do đó phải mang tính kế thừa, chắt lọc những tinh túy của các nền nông nghiệp chứ không phải chạy theo những cái “mốt”, cái hiện đại và bác bỏ những cái thuộc về truyền thống. Ví dụ, nông nghiệp bền vững không loại trừ việc sử dụng phân bón hóa học, hoá chất BVTV, mà sử dụng chúng hợp lý hơn, đồng thời dùng các công nghệ truyền thống để tăng lượng phân bón hữu cơ và cơ cấu cây trồng để khống chế sâu hại.

Nhiều người tưởng rằng, có thể khắc phục hậu quả tiêu cực của hoá chất BVTV bằng các loại nông dược an toàn hơn đối với môi trường. Thực tế đúng như vậy, nhưng nhìn về lâu dài, cả nông dược hóa học lẫn sinh học chỉ có giá trị tương đối. Đó là do thiên nhiên đã phú cho cơ thể sống nói chung một khả năng tự điều chỉnh để chống lại mọi tác động nhằm tiêu diệt nòi giống của nó.

Chính vì vậy, sâu hại có khả năng đề kháng với nông dược hóa học lẫn sinh học, nếu chúng ta cứ lặp đi lặp lại một loại thuốc. Theo thông báo gần đây nhất thì đã có hơn 500 loài côn trùng và ve bét chống chịu được thuốc trừ sâu hóa học và 8 loài kháng được thuốc trừ sâu sinh học.

Ngay cả khái niệm “có hại” cũng nên hiểu cho đúng. Phải chăng cái gì có hại đối với con người cũng có hại đối với loài khác và cần phải tiêu diệt? Thiên nhiên là một tồn tại sống động mà trong đó mọi thành phần đều có quan hệ qua lại lẫn nhau và có những quan hệ mà đến nay chúng ta vẫn chưa biết rõ. Cho nên cách giải quyết đúng đắn nhất là giữ cho vạn vật được hài hòa. Nếu xảy ra hiện tượng mất cân bằng như dịch hại phát sinh thì phải tìm cách khống chế để nó trở thành vô hại, không ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế, xã hội và môi trường, chứ không phải là tàn sát để cho nó mất cân bằng thêm. Đó chính là phương pháp tối ưu của hệ thống IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp). Điều đó cũng có nghĩa là nông dược hóa học hay sinh học nên dùng vào lúc nào, xen kẽ hay phối hợp, với mức độ nào là vừa phải, nếu không còn biện pháp nào khác.

Đối với phân bón cũng vậy. Xu hướng chung hiện nay là biết áp dụng khôn ngoan và có hiệu quả các loại phân khoáng, phân hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật, phân bón vi sinh một cách tổng hợp song song với việc quản lý mùa vụ, phân khoáng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dưới dạng tập trung, nhưng thường đắt đối với tiểu nông. Các chế phẩm vi sinh vật tương đối rẻ nhưng kết quả áp dụng còn bị hạn chế ở một số ít loài và môi trường tương ứng, phân hữu cơ thường có sẵn và là loại phân bón tổng hợp nhưng cần bón nhiều mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây. Cho nên, việc sử dụng phối hợp các

nguồn dinh dưỡng khác nhau không chỉ góp phần khắc phục những bất lợi ở phạm vi nào đó, mà còn làm tăng năng suất.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (Trang 98 - 101)