III. Đặc điểm dinh dƣỡng và nhu cầu về chất của tôm he 2 Nhu cầu về chất của tôm he
3. Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản và ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh sản
yếu tố bên ngoài đến sinh sản
3.1 Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản
Có hai nhóm tác nhân quan trọng, trong đó nội tiết tố (hocmon) có tác động lớn đến quá trình sinh sản của tôm.
Hệ thống phân tiết thần kinh là một nhóm những tế bào thần kinh được chuyển hoá ở phần cuối của sợi trục để tổng hợp, tồn trữ và phóng thích những tác nhân hoá học. Những tác nhân này có tác dụng như những tiết tố và thường được phóng thích vào hệ tuần hoàn.
Hệ thống phân tiết thần kinh ở giáp xác là một phức hợp kết hợp với tuyến nút. Phức hợp này tương tự hệ thống thùy sau tuyến yên - hạ khâu não ở động vật có xương sống. Việc nội tiết tố ảnh hưởng đến sự điều khiển sinh sản ở tôm chưa được nghiên cứu rỏ nhưng phần lớn những chất quan trọng được tiết ra từ cơ quan ức và từ tuyến nút ở cuống mắt, não và hạch ngực, tuyến sinh tính đực, trứng và cơ quan Y.
CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt)
A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HEIV. Đặc điểm sinh sản IV. Đặc điểm sinh sản
3. Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản và ảnh hƣởng của cácyếu tố bên ngoài đến sinh sản yếu tố bên ngoài đến sinh sản
3.1 Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản
Cơ quan X và tuyến nút nằm gần nhau ở cuống mắt tôm. Cơ quan X là nơi tổng hợp polypeptid, tuyến nút nơi tập hợp những tế bào trục của các tế bào phân tiết thần kinh ở các vùng khác nhau của hệ thần kinh sẽ là trung tâm phóng thích chung. Phức hệ cơ quan X, tuyến nút này tương tự ở các giáp xác thập túc (mười chân) khác và nó tương tác trong việc kiểm soát nội tiết tố một loạt các tiến trình khác nhau như sinh sản, sự thích nghi nhiệt độ, lột xác, điều chỉnh áp suất thẩm thấu, trao đổi chất, khí hậu theo mùa, sự di trú mạng lưới sắc tố và những thay đổi màu sắc.
Panouse (1943) là người đầu tiên phát hiện cắt bỏ cuống mắt tôm làm mất đi phức hệ cơ quan X, tạo nên việc phát triển sinh dục sớm hay trái mùa. Kết quả này do việc mất đi nội tiết tố ức chế tuyến sinh dục (GIH: Gonad Inhibiting Hocmon). Mặc dù GHI hiện dịên như một hocmon chung cho nhiều giáp xác thập túc. Đến nay cấu trúc sinh hoá của nó vẫn chưa được biết.
CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt)
A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HEIV. Đặc điểm sinh sản IV. Đặc điểm sinh sản
3. Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản và ảnh hƣởng của cácyếu tố bên ngoài đến sinh sản yếu tố bên ngoài đến sinh sản
3.1 Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản
Tuyến sinh dục đực nằm ở mặt ngoài ống dẫn phần xa của cơ quan sinh dục đực. Nó điều khiển đặc tính sinh dục sơ cấp (sự biệt hoá tinh hoàn) và thứ cấp (sự phát triển của petasma, phụ bộ đực). Ở con cái nội tiết tố buồng trứng điều khiển sự phát triển của đặc tính sinh dục thứ cấp.
Cơ quan Y sản xuất ecdisone (hocmon lột xác) từ cholesteron ở một mức độ qui định bởi hàm lượng hóc môn ức chế lột xác (MIH: Moltinhibiting hocmon) phóng thích bởi phức hệ cơ quan X/tuyến nút. Vai trò của cơ quan Y trong sự sinh sản không rỏ nhưng có thể b - ecdisone, một loại hóc môn lột xác sơ cấp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển buồng trứng ở mức độ nhất định.
Theo Chamberlain (1985): Sự phóng thích những hocmon cuống mắt MIH và GIH cùng hổ tương để tránh cho sinh vật cùng một lúc phải chịu hai tiến trình cần năng lượng là lột xác và sinh sản
CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt)
A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HEIV. Đặc điểm sinh sản IV. Đặc điểm sinh sản
3. Sự điều hoà nội tiết tố trong sinh sản và ảnh hƣởng của cácyếu tố bên ngoài đến sinh sản yếu tố bên ngoài đến sinh sản
3.2 Tác nhân bên ngoài
Một số tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, độ mặn, chất đáy, khẩu phần ăn, thời gian chiếu sáng, cường độ sáng, quang phổ và tuần trăng có quan hệ nhất định đến sự sinh sản. Tất cả những yếu tố này cùng tương tác để kiểm soát sự sinh sản của tôm. Tuy nhiên nhiệt độ cao (≥26oC), độ mặn cao (≥30‰), độ chiếu sáng thấp và khẩu phần cao về axit béo đa hợp không bảo hòa rất quan trọng đối với sự sinh sản của tôm.
CHƢƠNG I. KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE (tt)
A. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HE