Di cư và sinh sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác.pdf (Trang 174 - 176)

III. Đặc điểm sinh học 6 Sinh sản

6.2 Di cư và sinh sản

Cua biển có tập tính sống và sinh trưởng trong các vùng nước lợ ven biển như rừng ngập mặn, cửa sông, đầm phá...và trong các thủy vực nước ngọt như thượng nguồn cửa sông. Khi đến tuổi thành thục, cua di cư thành đàn ra vùng ven biển có độ mặn thích hợp để giao phối và sinh sản (mùa hôi cua). Hai nguyên nhân dẫn đến sự di cư này, có thể do bản năng nhằm đảm bảo sự cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường nước và cơ thể trong quá trình phát triển của tuyến sinh dục và đảm bảo điều kiện cho trứng nở và phát triển của ấu trùng.

Mùa di cư khác nhau tùy theo điều kịên môi trường. Vùng biển phía Nam nước ta cua di cư vào tháng 7, tháng 8 và mùa sinh sản chính thức từ tháng 10 đến tháng 12 năm sau. Miền Bắc cua thường di cư sớm vào tháng 2, tháng 3 và ôm trứng nhiều vào tháng 4 đến tháng 7.

CHƢƠNG III. KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN

III. Đặc điểm sinh học 6. Sinh sản 6. Sinh sản

6.3 Phát dục

Trong quá trình phát dục của cua biển, ngoài sự biến đổi về tập tính sống (di cư sinh sản), còn có sự biến đổi lớn về màu sắc, độ lớn của bụng, phát triển tuyến sinh dục và những cơ quan liên quan. Căn cứ vào những biến đổi trên, quá trình thành thục của cua cũng được chia làm nhiều giai đoạn.

Bảng 24. Các giai đoạn thành thục chính của cua biển cái (Theo Sombat Poovchiranon)

Giai đoạn thành thục

Biểu hiện

Giai đoạn 1 Chưa thành thục, tuyến sinh dục mỏng và trong suốt, bụng có dạng tam giác.

Giai đoạn 2 Tuyến sinh dục đang phát triển, noãn sào có màu trắng kem hay vàng và chiếm 1/4 diện tích gan tụy

Giai đoạn 3 Cua đang thành thục. Noãn sào mở rộng chiếm 1/2 -3/4 diện tích gan tụy, có màu vàng cam.

CHƢƠNG III. KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN

III. Đặc điểm sinh học 6. Sinh sản 6. Sinh sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác.pdf (Trang 174 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)