2. Nuôi cua óp thành cua chắc
Nuôi cua óp lên chắc là hình thức nuôi cua sau khi lột xác còn mộng nước, vỏ mềm trở thành cua đầy thịt, rắn chắc và có giá trị cao. Có thể nuôi trong các ao nhỏ (300-1000m2), đầm hay bãi triều có rào ví bằng đăng tre (diện tích vài chục mét hay vài trăm mét vuông). Đối với nuôi trong ao, khâu chuẩn bị và xây dựng ao cũng tưng tự như nuôi cua con thành cua thịt.
Khi nuôi cua óp lên chắc, có thể chọn cua giống đực và cái cỡ 300g/con để có giá trị cao. Cua giống đang ở giai đoạn mộng nước, vỏ mềm, màu nhạt và không bị thương tích. Mật độ nuôi 2-3con/m2. Mùa vụ nuôi và cách chăm sóc như nuôi cua thịt. Sau 10-14 ngày kiểm tra cua, nếu cua có mai cứng, màu sắc đậm và chắc thịt thu hoạch. Cua đực dùng bán thịt, cua cái có thể nuôi tiếp thành cua gạch. Trọng lượng cua trong quá trình nuôi tăng 30-40%.
CHƢƠNG III. KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN
IV. Kỹ thuật nuôi cua thƣơng phẩm
3. Nuôi cua gạch
3.1 Phương tiện nuôi
Phương tiện dùng để nuôi cua gạch là ao, rào đăng, lồng. Nuôi cua trong ao và rào đăng, diện tích nuôi và các bước chuẩn bị tương tự như nuôi cua con lên cua thịt. Nuôi trong lồng, nên làm lồng có kích thước 3 x 2 x 15m.
3.2 Thả giống và chăm sóc
Mùa vụ nuôi cua gạch từ tháng 6-12, tháng nuôi chính 7-9 hàng năm. Cua giống có kích cỡ 200-400g và chỉ chọn cua cái. Cua giống có vỏ cứng, màu xanh đậm, yếm tròn phủ giáp mặt bụng của phần đầu ngực và mép có nhiều lông tơ. Dùng que ấn phần mềm xuống từ bên ngoài giáp yếm với mai cua, cua tốt sẽ có chấm màu vàng nhạt bên trong. Để cua phát triển gạch đồng loạt, cần chọn cua giống đồng đều về chấm gạch.
Mật độ nuôi từ 3-5 con /m2 nếu nuôi trong ao, nuôi trong rào đăng hay lồng với mật độ 30-60kg/lồng (15-20 con/m3). Thức ăn và tỷ lệ cho ăn như nuôi cua thịt. Không nên để cua đói vì chúng sẽ dễ sát hại nhau nhất là khi nuôi với mật độ cao. Cho cua ăn ngày hai lần, đối với nuôi trong ao và chuồng nên cho ăn lúc nước lớn để không gây đục nước, nuôi cua lồng nên cho ăn lúc nước đứng để tránh xây xát. Dọn sạch thức ăn thừa hàng ngày và cọ rửa lồng để tránh bị nhiễm bẩn, nuôi cua trong ao phi thay nước hàng ngày.
3.3 Thu hoạch
Sau 10-14 ngày sau khi nuôi từ cua chắc và chớm gạch và 20-25 ngày khi nuôi từ cua óp, cua bắt đầu có gạch. Khi 60-80% cua đều đã đầy gạch, có thể tiến hành thu hoạch đồng loạt.
CHƢƠNG III. KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN
IV. Kỹ thuật nuôi cua thƣơng phẩm
4. Nuôi cua lột
4.1 Ao nuôi
Ao nuôi cua lột có kích thước nhỏ từ 100-200 m2, có dạng hình chữ nhật nhưng độ rộng ao không quá 5m để tiện quản lý và thu hoạch. Giữa ao nên có trảng rộng 1m. Đáy ao nên có dạng sét hay sét pha cát. Bờ ao không cần phi rào chắn, tuy nhiên cần phải chắn cẩn thận ở cống. Duy trì mức nước trong ao từ 0,6-0,8m. Cần cải tạo ao kỹ trước khi nuôi.
4.2 Thả giống và chăm sóc
Mùa vụ nuôi cua lột có thể quanh năm, tuy nhiên tập trung nhất vào tháng 3-7 hàng năm. Cua giống có kích cỡ nhỏ 50-100g/con, cua lớn thường chậm lột vỏ. Cua giống là những cua cứng, chắc thịt và có màu sẫm. Trước khi thả loại bỏ càng và chân cua bằng cách chặt hay bẻ chót chân, chót càng rồi cua sẽ tự bỏ càng chân của chúng. Tuy nhiên phải giữ đôi chân bơi để cua hoạt động. Biện pháp này có tác dụng kích thích cua lột xác sớm. Mật độ thả 20 con/m2. Cách cho ăn, chăm sóc, quản lý tương tự như các dạng nuôi khác.
4.3 Thu hoạch
Sau 5 ngày nuôi, cua bắt đầu mọc nu càng và chân. Ngày thứ 10-12 cua sẵn sàng lột xác. Đặc điểm của cua lúc này là mai cứng và dòn, mầm chân và càng có màu đỏ đậm và dài khoảng 1,5 cm. Khi cua bắt đầu lột xác sẽ có vòng nứt quanh mai.
Vào giai đoạn lột xác, hàng ngày tháo cạn nước ao 30-40cm để mò bắt cua sắp lột cho vào giai đã chuẩn bị sẵn. Thời điểm mò bắt cua vào lúc nước sắp lớn để khi bắt xong cấp nước mới vào ngay tránh hiện tượng ao bị đục lâu.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Minh Anh. Đặc điểm sinh học Tôm he, NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh, 19902. Bộ thủy sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996 2. Bộ thủy sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996
3. Bộ thủy sản. Chương trình KNO4. Phát triển các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hà Nội,1996. 1996.
4. Bộ thủy sản. Chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1996 -2000. Hà Nội, 1995.
5. Bộ thủy sản. Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản ở biển. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 20036. Bộ thủy sản. Báo cáo tham luận hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng 6. Bộ thủy sản. Báo cáo tham luận hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng
thủy sản giai đoạn 2000 - 2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010. Hà Nội, 2006
7. Hoàng Thị Bích Đào. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn, thức ăn lên sinh trưởng, phát triển và hô hấpcủa ấu trùng tôm sú. Luận văn thạc sĩ khoa học, Nha Trang 1995. của ấu trùng tôm sú. Luận văn thạc sĩ khoa học, Nha Trang 1995.
8. Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ. Cẩm nang kỹ thuật nuôi thủy sản nước lợ, NXB Nông Nghiệp,Hà Nội 1994 Hà Nội 1994
9. Vũ Trung Tạng. Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 199410. Tập đoàn CP Thái Lan. Phương pháp nuôi tôm sú và các cải tiến tại Việt Nam, 1991 10. Tập đoàn CP Thái Lan. Phương pháp nuôi tôm sú và các cải tiến tại Việt Nam, 1991
11. Nguyễn Văn Thoa, Bạch Thị Quỳnh Mai. Chăn nuôi tôm cá, NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh, 199612. Hà Xuân Thông. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế thủy sản. Hà Nội, 1998. 12. Hà Xuân Thông. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế thủy sản. Hà Nội, 1998.
13. Trần Văn Trọng. Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo loài tôm sú Penaeus Monodon ở các trại dạng mini,Nha Trang 1991 Nha Trang 1991
Tài liệu tham khảo
14. Vũ Thế Trụ, Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống ở Việt Nam, NXB Nông NghiệpTP Hồ Chí Minh 1995. TP Hồ Chí Minh 1995.
15. Vũ Thế Trụ, Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm , NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh 1995.16. Trung tâm Nghiên cứu thủy sản II. Kỹ thuật nuôi tôm giống, Nha Trang 1/1995 16. Trung tâm Nghiên cứu thủy sản II. Kỹ thuật nuôi tôm giống, Nha Trang 1/1995
17. Trung tâm Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Kỹ thuật sản xuất tôm giống và nuôi tôm cánước lợ mặn, Nha Trang 11/1993 nước lợ mặn, Nha Trang 11/1993
18. Ngô Anh Tuấn. Nghiên cứu nuôi tôm sú Penaeus monodon phát dục thành thục nhân tạo.Luận án thạc sĩ khoa học, Nha Trang 1995. Luận án thạc sĩ khoa học, Nha Trang 1995.
19. Trương Văn Việt, Kỹ thuật nuôi tôm cá nước lợ, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 199820. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, 9/1995 20. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, 9/1995
21. Lê Xân. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và cơ sở khoa học của công nghệ nuôi tôm súở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học sinh học, Hải Phòng 1996. ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học sinh học, Hải Phòng 1996.