Ấu trùng Zoea và Mysis sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành con cua Cua con bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác.pdf (Trang 171 - 173)

- Cua con bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rùng ngập mặn, vùng cửa sông hay c vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên.

Cua đạt giai đoạn thành thục có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sn

Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt là thời kỳ sinh sản, cua có khả năng vượt rào chắn để ra biển sinh sản.

Ấu trùng Zoea thích hợp độ muối từ 25-30%o, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2 -38%o. Thời kỳ đẻ trứng, đòi hỏi độ mặn từ 22-32 %o. Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30oC, pH từ 7,5-9,2 và thích hợp nhất là 8,2-8,8. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất 0,06 -1,6m/s.

2. Tính ăn

Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá, xác chết động vật. Cua con 2-7 cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13 cm ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá....

3. Cảm giác, vận động và tự vệ

Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác rất phát triển giúp phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẫn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe.

CHƢƠNG III. KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN

III. Đặc điểm sinh học

4. Lột xác và tái sinh

Qúa trình phát triển cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn. Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2-3 hoặc 3-5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua được tác động bởi 3 loại kích thích tố: kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều tiết hút nước lột xác

Đặc biệt trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng...Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thưng thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột.

5. Sinh trƣởng

Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm, qua mỗi lần lột xác trọng lượng tăng trung bình 20-50%. Kích thước tối đa của cua biển từ 19-28 cm với trọng lượng 1-3 kg/con. Trong tự nhiên cua có kích cỡ 7,5 -10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng cua đực thường nặng hơn cua cái.

CHƢƠNG III. KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác.pdf (Trang 171 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)