Hoàn thiện việc lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và định vị sản phẩm

Một phần của tài liệu Làm mới sản phẩm dịch vụ khách sạn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội tại Hải Phòng - Khách sạn Nam Cường.pdf (Trang 69 - 70)

- Khối lƣu trú:

3.2.1Hoàn thiện việc lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và định vị sản phẩm

Biểu đồ cơ cấu nguồn khách

3.2.1Hoàn thiện việc lựa chọn thị trƣờng mục tiêu và định vị sản phẩm

Hiện nay thị trường khách sạn Hải Phòng xuất hiện nhiều khách sạn cao cấp có quy mô lớn cạnh tranh quyết liệt với nhau trong khi đó số lượng khách quốc tế tăng không đáng kể dẫn đến công suất sử dụng buồng phòng thấp nghĩa là khách sạn hoạt động không hết công suất. Trước tình hình đó việc nghiên cứu thị trường càng được đặt ra một cách cấp thiết.

Mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng của mình xét trên một phương diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu trên thị trường. Do đó trong công tác nghiên cứu thị trường khách sạn nên xác định rõ thị trường khách mục tiêu là các đối tượng khách thương nhân Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và các đối tượng khách du lịch. Xác định thị trường mục tiêu thực chất, là vấn đề khách sạn cần biết tập trung nỗ lực đúng thị trường, xây dựng cho mình một tư cách riêng, một hình ảnh riêng rõ nét, mạnh mẽ và nhất quán để khai thác một cách có hiệu quả nhất ,chúng ta cần có một chiến lược thị trường đúng đắn và phù hợp mang tính dài hạn.Chiến lược này do bộ phận nghiên cứu thị trường của khách sạn nghiên cứu, soạn thảo và trở thành định hướng cho hoạt động khách sạn. Chiến lược thị trường cần xác định một số nội dung cơ bản:

+ Thị trường mục tiêu: Khách du lịch đến từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, các khu vực Hải Phòng, Hà Nội… là thị trường có thể khai thác được nguồn

khách tốt nhất.

+ Nhóm khách hàng mục tiêu: Hướng tới nhóm khách có khả năng thanh toán cao, khách doanh nhân, khách đi du lịch, các doanh nghiệp trong và ngoài nước… + Chính sách xây dựng, phát triển sản phẩm khách sạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mục tiêu trong đó bao gồm cả chủng loại phòng và dịch vụ, giá cả, chất lượng để thỏa mãn nhu cầu.

Xuất phát từ những lý luận cơ bản về thị trường mục tiêu, căn cứ vào khả năng thực tế của khách sạn, em xin nêu ra một số vấn đề về thị trường mục tiêu của khách sạn như sau:

Mục đích ban đầu của khách sạn là kinh doanh phục vụ khách thương nhân, các nhà đầu tư nước ngoài đến Hải Phòng nhưng do ảnh hưởng bất lợi từ tình hình kinh tế khu vực, khách sạn đã chuyển hướng sang phục vụ đối tượng khách du lịch tuy nhiên vẫn chú trọng thị trường khách thương nhân.

Những năm gần đây, hậu quả của các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã lắng xuống, nền kinh tế khu vực đang phục hồi và phát triển trở lại thì hoạt động đầu tư lại trở nên nhộn nhịp.

Với chính sách về đầu tư thông thoáng, Hải Phòng chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến với thành phố. Do vậy, khách sạn cần có những điều chỉnh hợp lý để khai thác tốt được nguồn khách này như mục đích ban đầu khi mới thành lập. Bên cạnh đó, khách sạn cũng cần tăng cường mối quan hệ với các hãng lữ hành, các trung tâm du lịch lớn để thu hút thêm nguồn khách du lịch quốc tế đến với khách sạn nhằm sử dụng tối đa công suất buồng và khách sạn cũng trích phần trăm cho họ khi họ giới thiệu khách cho khách sạn. Xác định thị trường mục tiêu giúp khách sạn vững vàng trong việc xác định sản phẩm dịch vụ cho phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Làm mới sản phẩm dịch vụ khách sạn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội tại Hải Phòng - Khách sạn Nam Cường.pdf (Trang 69 - 70)