Cổ phần hóa DNNN và luật doanh nghiệp thống nhất

Một phần của tài liệu Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf (Trang 30 - 31)

III Chính phủ trước thực trạng của DNNN trong thời gian qua 1.Những động thái tích cực của Chính phủ

1.2 Cổ phần hóa DNNN và luật doanh nghiệp thống nhất

Để tạo “sân chơi” bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế hoạt động. Việt Nam đang tiến hành xây dựng luật doanh nghiệp thống nhất. Một trong những mục tiêu của việc ban hành luật doanh nghiệp thống nhất là để áp dụng cho cả đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, áp dụng cho các công ty Nhà nước. Theo tinh thần của dự thảo luật doanh nghiệp thống nhất, 4 lọai hình doanh nghiệp bao gồm : công ty TNHH, công ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân ( 4 lọai hình doanh nghiệp đặc trưng của nền kinh tế thị trường ) sẽ là đối tượng áp dụng của luật. Một điều đáng quan tâm là DNNN hiện nay vẫn chưa phải là công ty TNHH hay công ty cổ phần như quy định của dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất nên chưa thuộc đối tượng áp dụng của luật này. Để DNNN trở thành đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp thống nhất cần chuyển đổi thành công ty TNHH hay công ty cổ phần theo đúng nghĩa của nó. Xung quanh việc chuyển đổi các DNNN cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp thống nhất cũng có không ít thách thức đặt ra :

Với cơ chế hiện hành, Các DNNN chưa thể họat động như một công ty thực thụ. Hiện tại các công ty Nhà Nước chuyển sang công ty TNHH một thành viên hay công ty cổ phần thì Nhà Nước vẫn giữ 51% cổ phần chi phối nên vẫn phải chịu sự chủ quan của nhiều Bộ, Ngành từ chiến lược kinh doanh đến vốn, vấn đề đầu tư, nhân sự, họ chưa thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm.

Trên thực tế đặc điểm của công ty TNHH, công ty cổ phần phải hội đủ 4 yếu tố : 1. Trách nhiệm hữu hạn của nhà đầu tư

2. Là pháp nhân độc lập,

3. Khả năng chuyển nhượng được cổ phần hoặc phần vốn góp 4. Quản lý tập trung và thống nhất.

Tuy nhiên hiện tại công ty Nhà Nước chỉ mới hội tụ được hai yếu tố 1 và 2. ở khía cạnh quản lý, công ty Nhà Nước chưa được quản lý tập trung và thống nhất vì vướng mắc ở khâu tổ chức và cơ chế thực hiện quyền sở hữu để ra quyết định cơ bản, quan trọng nhất như các quyết định về vốn, đầu tư, chiến lược, nhân sự…. Thuộc về sở hữu và thông qua bởi đại hội cổ đông. Đối với công ty Nhà Nước dưới chế độ chủ quản cũng những vấn đề quan trọng tương tự nhưng mỗi cơ quan ( Chính Phủ, Bộ Tài Chính, Bộ nội vụ, Bộ kế họach – Đầu tư….) quyết định một vài vấn đề riêng lẽ theo quy trình hành chính, không cơ chế phối hợp, không tiêu chuẩn rõ ràng và hợp lý. Hệ quả dẫn đến là các quyết định đưa ra chậm chạp, cứng nhắc, không tương thích ( chiến lược không tương thích với vốn đầu tư và người quản lý; vốn không tương thích với kế hoạch ), cuối cùng không có cơ quan cá nhân cụ thể nào trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả họat động của doanh nghiệp.

Một trong những điều kiện tiên quyết để chuyển các DNNN thành đối tượng của Luật doanh nghiệp thống nhất là phải bỏ chế độ hành chánh chủ quản và thay bằng chế độ hành chánh chủ quản mới. Tức là tách chức năng chủ quản ra khỏi bộ máy thực hiện chức năng hành chính quản lý nhà nước. thay đổi cơ chế hành chính thực hiện chức năng chủ quản bằng cơ chế của người đầu tư kinh doanh. Tất cả các quyền của chủ sở hữu phải được thực hiện một cách tập trung, thống nhất. Việc cải cách DNNN lâu nay vẫn chỉ là cải cách ở ngọn. Sự chuyển đổi như vừa nêu sẽ làm chuyển đổi lớn về quy mô và mức độ cơ cấu quyền lợi, lợi ích hiện hành của một số đối tượng khó khăn còn rất nhiều, thánh thức là rất lớn.

Một phần của tài liệu Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)