Giám đốc tài chính và những nhiệm vụ huyết mạch

Một phần của tài liệu Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf (Trang 48 - 51)

II. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNN Việt Nam sau cổ phần hoá

1.2Giám đốc tài chính và những nhiệm vụ huyết mạch

1. Giải pháp về nhân lực

1.2Giám đốc tài chính và những nhiệm vụ huyết mạch

Với cương vị của một nhà quản trị tài chính cao cấp, giám đốc tài chính được mô tả qua sơ đồ sau :

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc ù Giám đốc … Giám đốc Sản xuất Giám đốc Tài chính Giám đốc … Giám đốc Kinh doanh Thủ quỹ Trưởng phòng tài chính Trưởng phòng kế toán Kiểm toán viên Họach Định Cơ cấu vốn QT Tiền Mặt CK QT Tồn kho QT Tín Dụng Theo Dõi Ngân Quỹ Kế Tóan Chi Phí Kế Tóan Thuế Kiểm Tóan Nội Bộ

Chịu sự đều hành trực tiếp từ Tổng giám đốc, giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất, giám đốc kinh doanh là một mô hình mà hầu hết các doanh nghiệp có quy mô hiện nay đang áp dụng. Giám Đốc Tài chính điều hành trực tiếp cả hai vị trí là Trưởng phòng tài chính (giám đốc vốn ) và Trưởng phòng kế toán ( kế toán trưởng ). Giám đốc vốn (Treasurer) có trách nhiệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp, tìm kiếm huy động nguồn vốn mới và có trách nhiệm quản trị ngân quỹ của doanh nghiệp. Trưởng phòng kế toán tham gia và điều hành kế toán thuế, kế toán chi phí và kiểm soát nội bộ .

Giám đốc tài chính phải là người thực hiện công tác hoạch định chiến lược tài chính và kế họach tài chính phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó giám đốc tài chính triển khai các trọng tâm chính đó là : hoạch định ngân sách vốn, chiến lược tài trợ và chiến lược phân phối .

Giám đốc tài chính đóng một một vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc tế – sự am hiểu của giám đốc tài chính về thương mại quốc tế, khả năng chuyển đổi, ảnh hưởng của ngoại tệ và việc thực hiện các quyền chọn để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Đó là những công việc mà bất kỳ doanh nghiệp nào có quan hệ mua bán với nước ngoài đều rất quan tâm cũng như rất cần đến sự có mặt của những người có đủ khả năng để thực hiện công việc này .

Giám đốc tài chính chính là nhà quản trị tài chính cao cấp, “nhất cử, nhất động” của “ông” đều có thể gây ảnh hưởng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên họ phải biết sử dụng tài nghệ khéo léo của mình để thiết lập mối quan hệ ổn định trong mục tiêu chung của quản trị tài chính doanh nghiệp. Các mục tiêu chung đó là :

• Tối đa hóa tài sản cổ đông

• Giải quyết mâu thuẫn giữa quản trị gia và cổ đông

• Giải quyết mâu thuẫn giữa người cho vay và cổ đông .

• Phải có trách nhiệm xã hội .

Giám đốc tài chính phải là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về số liệu kế toán của mình .

Giám đốc tài chính nắm giữ trọng trách trong doanh nghiệp của mình, là người tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp, Việc xem xét quy mô công ty lớn hay nhỏ, là công ty đa Quốc Gia hay công ty nội địa có ảnh hưởng nhất định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của Giám đốc tài chính. Nhưng chung quy lại Giám đốc tài chính phải thực hiện những nhiệm vụ sau :

Huy động vốn. Huy động vốn ở đây được hiểu là huy động các nguồn lực để phục vụ cho mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Huy động vốn như thế nào để tối ưu cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tận dụng hết tất cả các lợi thế từ lá chắn thuế mang lại. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp hầu hết đều rất cần các nguồn tài chính để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thế thì nguồn tài chính này được huy động từ đâu? từ vay ngân

hàng hay từ phát hành cổ phiếu mới ?. Trong trường hợp này giám đốc tài chính phải chọn phương án nào để có chi phí huy động vốn và chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.

Quản trị tiền mặt. Ngày nay việc quản trị tiền mặt trở nên hết sức khó khăn với đối với các công ty mà sản phẩm của nó được tiêu thụ trên hầu hết các Quốc Gia trên thế giới .

Giám đốc tài chính là người chi phối các dòng chảy của tiền mặt từ nhà đầu tư đến công ty và sau đó quay trở lại nhà đầu tư.

Các họat động của một công ty ( tất cả các tài sản thực ) (2) (3) Thị trường tài chính ( các nhà đầu tư name giữ tài chính ) GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (1) 4a (4b)

Dòng chảy tiền mặt bắt đầu khi công ty bán chứng khoán để huy động vốn (1). Và sau đó tiền được chi tiêu để sắm các tài sản thực cho họat động kinh doanh (2) kinh doanh hiệu quả thì các tài sản thực này sẽ tạo nên dòng gia tăng để hòan trả vốn đầu tư ban đầu (3). Cuối cùng tiền hoặc được tái đầu tư trở lại ( 4a) hoặc được hòan trả cho các nhà đầu tư, những người đã mua chúng khoán mà công ty đã phát hành lúc ban đầu

Quản trị tín dụng. Các giám đốc tài chính là chiếc cầu nối giữa hoạt động của một doanh nghiệp và thị trường tài chính, thị trường tài chính là nơi mà ở đó các nhà đầu tư đang nắm giữ các tài sản tài chính được phát hành bởi các công ty, ở đây kể đến cả các nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn.

Quan hệ với ngân hàng. Quan hệ với ngân hàng được hiểu ở một gốc độ đó là việc cùng nhau ký kết thực hiện hợp đồng vay hay cho vay. Việc thương thảo với các ngân hàng về các điều kiện, những thuận lợi, phương án hiệu quả, cũng như những chứng minh để đạt được hệ số tín nhiệm cao khi thực hiện các giao dịch vay tiền của ngân hàng .

Phân phối cổ tức. Đây là một chức năng rất quan trọng, là một trong ba quyết định cơ bản mà bất cứ một giám đốc tài chính nào cũng phải thực hiện. Phân

phối cổ tức phải được thực hiện có tính đến quyền lợi của những cá nhân, tổ chức được hưởng cổ tức và cả những cơ hội đầu tư trong tương lai.

Quản lý rủi ro, Kiểm soát tốt rủi ro của công ty là một vấn đế mà bất cứ một nhà quản trị nào cũng mong muốn, các loại rủi ro này kiểm soát được và cả không kiểm soát được từ gốc độ doanh nghiệp, do vậy việc theo dõi diễn biến theo thời gian cũng như khả năng dự đoán những rủi ro này làm cho doanh nghiệp có phòng ngừa và phản ứng tốt trước sự biến động của nó .

Quản lý rủi ro là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp. Dự đoán trước những biến cố xảy ra, các Giám đốc tài chính lèo lái con thuyền tài chính của doanh nghiệp mình một cách vững chắc và đấy là một trong những nhân tố của sự phát triển bền vững.

Chung quy lại, các giám đốc tài chính là người chủ chốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược sau

• Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

• Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

• Quản trị tài chính, dự báo lợi nhuận, rủi ro đầu tư

• Xây dựng các chiến lược về đầu tư tài chính phù hợp với phát triển công ty ở từng thời điểm, giai đoạn.

Với những nhiệm vụ nêu trên, giám đốc tài chính được ví như “nhà cố vấn”, “nhà hoạch định chiến lược” đó là cánh tay phải của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là người giữ chìa khoá thành công của doanh nghiệp .

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf (Trang 48 - 51)