III Chính phủ trước thực trạng của DNNN trong thời gian qua 1.Những động thái tích cực của Chính phủ
1.5 Nghiên cứu mô hình “Công ty trong công ty”
Mô hình “ công ty trong công ty”. Đây là một mô hình đã được triển khai và trở thành xu hướng nổi bật ở các nước trên thế giới, ngòai mô hình “ công ty trong công ty” đang phổ biến ở các nước đang phát triển thì các mô hình khác phổ biến như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh rất phát triển ở các nước tiên tiến .
Tuy có một vài điểm giống nhau nhưng đây không phải là một mô hình tập đoàn kinh tế thông thường hay tổng công ty của Việt Nam. Thực tế các công ty của mô hình này là những doanh nghiệp hòan tòan độc lập và họat động trên những lĩnh vực khác biệt.
Ý tưởng chủ đạo của mô hình này là hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập nhưng thường xuyên có các giao dịch kinh tế với nhau có thể đặt một chi nhánh của mình ngay trong công ty đối tác. Chẳng hạn ở Montreal, Canada, Công ty UPS ( chuyên về dịch vụ phát chuyển nhanh) có một chi nhánh đặt trong công ty CAE ( chuyên sản xuất các thiết bị huấn luyện dùng trong hàng không ). Bảy nhân viên UPS được đưa sang đều làm việc trong phòng phụ trách vận tải của CAE. Bởi hàng ngày, CAE có rất nhiều hàng hóa, tài liệu xuất và nhập khẩu qua UPS. Do vậy sự có mặt tại chổ của UPS đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí hạn chế tối đa những trục trạc phát sinh và chi phí thông tin liên lạc. Trên thực tế chỉ riêng trong phòng vận tải của CAE có có thêm ít nhất hai công ty nữa đặt chi nhánh ở đó .
Tại Việt Nam, mô hình “ công ty trong công ty” tuy chưa phổ biến song ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều các doanh nghiệp hợp tác theo hình thức này. Chẳng hạn công ty VCD, FPT cung cấp các giải pháp về công nghệ thông tin, cho thuê máy chủ và cử người đến làm việc thường trực tại các ông ty khác. Hoặc một số
hãng hàng không và công ty du lịch đã mở chi nhánh trong các công ty lớn có đông nhân viên để có thể tiếp thị và thu hút khách hàng tại chổ.
Hiện nay mô hình “ công ty trong công ty” có thể được áp dụng rất linh họat theo kiểu: Một công ty họat động trong một công ty khác, họ có thể có văn phòng và bảng hiệu riêng, hoặc cũng có thể họat động gắn liền với công ty đối tác và gần như không có sự phân biệt giữa nhân viên hai bên. Đôi khi các doanh nghiệp không thiết phải cử nhiều người đến làm việc thường trực ở công ty đối tác mà ban đầu có thể chỉ một hai nhân viên, làm việc một vài ngày hay vài buổi trong tuần.
Tuy nhiên theo các chuyên gia để thực hiện thành công mô hình “ công ty trong công ty” bản thân các bên phải có sự nhất trí về các điều lệ hợp tác và sự tin tưởng lẫn nhau. Riêng đối với doanh nghiệp Việt Nam, cần thêm một điều kiện nữa là sự chuẩn hóa trong quy trình làm việc, bởi nếu không có sự chuyên môn hóa trong công việc thì khi có thêm một đơn vị khác họat động của mình sẽ khiến cho các công việc càng thêm rắc rối.
Theo các chuyên gia, nếu biết cách sử dụng Mô hình : “Công ty trong công Ty” đem lại ba thuận lợi chính. Đó là làm tăng sự linh họat và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó sự liên kết cũng giúp làm tăng khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh và qua đó giúp giảm thiểu nhiều chi phí. Bởi chính sự hợp tác của một công ty có thể sử dụng các nguồn thông tin, nguồn nhân lực và vật lực của nhau. Đặt biệt trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, sự liên kết ngày càng trở nên cấp bách hơn. Bởi chính sự bền vững trong các quan hệ sẽ làm tăng sự ổn định trong các doanh nghiệp và trước những biến động trong môi trường kinh doanh để vượt qua được những cơn sóng lớn .