Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam 1 Cơ hội của các doanh nghiệp trước thềm hội nhập

Một phần của tài liệu Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf (Trang 44 - 46)

I. WTO – cơ hội và thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam 1 Cơ hội của các doanh nghiệp trước thềm hội nhập

2.1 Cơ hội của các doanh nghiệp trước thềm hội nhập

Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh, để xây dựng thành công một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời hội nhập sâu rộng, nhằm tranh thủ tốt nhất các điều kiện quốc tế để phát triển. Trong năm 2005 Việt Nam gia nhập WTO. Việc tham gia WTO sẽ mang lại cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp những cơ hội và điều kiện quan trọng để phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn để giải quyết, nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và tận dụng tốt nhất các cơ hội và điều kiện thuận lợi đó .

Mục tiêu chính của WTO là thúc đẩy tự do hóa thương mại, thông qua việc cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan để các luồng hàng hóa, dịch vụ được lưu chuyển tự do hơn giữa các nước trên phạm vi toàn cầu. Nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO là quy định các nước thành viên phải dành cho nhau chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN), nghĩa là, khi một nước đối xử ưu đãi đối với hàng hóa và dịch vụ của một nước nào đó thì cũng phải dành sự ưu đãi như thế cho hàng hóa và dịch vụ của một nước khác. Khi MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các thành viên của WTO thì đó cũng có nghĩa là nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì các nước đều dành cho nhau sự đối xử ưu đãi nhất.

Tham gia WTO, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các nước và trên quy mô toàn cầu, miễn là hàng hóa và dịch vụ đó có sức cạnh tranh, tiếp cận được thị trường các nước thành viên WTO khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết với chất lượng tốt và giá cả thuận lợi để phục vụ sản xuất .

Tham gia WTO, nước ta nói chung và các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài ( cả đầu tư trực tiếp và đầu tư qua thị trường chứng khoán). Do mở rộng thị trường tiêu thụ ra quy mô thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam tận dụng các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nhân công rẻ, tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi… để sản xuất phục vụ xuất khẩu ra thị trường khu vực và tòan cầu. Mặt khác tham gia WTO với những cam kết thực hiện các luật lệ liên quan đến thương mại và

đầu tư của WTO sẽ làm tăng lòng tin các nhà đầu tư nước ngòai đối với môi trường đầu tư Việt Nam

Tham gia WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tốt hơn để đấu tranh giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại quốc tế mang tính xây dựng và công bằng thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, hạn chế tối đa hành động đơn phương độc đoán của các đối tác thương mại, nhất là các đối tác lớn. Đến nay đã có hơn 200 vụ tranh chấp được đưa ra xét xử tại WTO kể từ tổ chức này được thành lập năm 1995. Một số tranh chấp trong số này đã có dẫn đến chiến tranh thương mại và gây tác hại nghiêm trọng nếu không có cơ chế giải quyết một cách xây dựng như WTO đã làm trong thời gian qua ( như tranh chấp thương mại về thép giữa Mỹ với EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và phán quyết của toàn WTO cho phép các nước EU trả đũa Mỹ đã buộc Mỹ phải chấm dứt đánh thuế phân biệt đối xử đối với sản phẩm thép của EU). Trên thực tế nhiều nền kinh tế thành viên của WTO tuy nhỏ yếu nhưng đã thắng nhiều vụ kiện với Mỹ. Thời gian qua nếu là thành viên của WTO, Việt Nam đã có thể đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa hoặc vụ kiện tôm của phía Mỹ để có một phán quyết công bằng, giảm bớt thiệt hại cho nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy việc tham gia WTO mang lại cho DNVN những cơ hội và điều kiện thuận lợi kể trên. Nhất là việc mở rộng thị trường quốc tế, phát triển sản xuất, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, nâng dần sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần thiết. Trên thực tế để có thể đạt được các lợi ích này hay không và đạt ở mức độ nào còn tùy thuộc rất nhiều vào nhân tố chủ quan và khách quan và Nhà Nước và các doanh nghiệp phải quyết tâm giải quyết một cách hiệu quả.

2.2 Thách thức cho các doanh nghiệp khi gia nhập WTO

Tham gia cơ chế thương mại toàn cầu WTO sẽ đặt nền kinh tế đất nước cũng như các doanh nghhiệp trước những thách thức vô cùng to lớn.

Sức ép cạnh tranh để giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ

ngày càng lớn trên quy mô toàn cầu và ngay chính trên thị trường nội địa của ta. Khi mở của nền kinh tế, hạ thấp hoặc cắt giảm các hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan chi 148 thành viên của WTO, trong đó có những đối tác rất hùng mạnh, sức ép cạnh tranh đối với nền kinh tế của ta ở từng địa phương, từng doanh nghiệp sẽ không chỉ mở rộng về phạm vi mà còn cụ thể đối với từng ngành công nghiệp, thậm chí từng sản phẩm, từng ngành hàng vì mỗi thành viên trên có những ưu thế và lợi thế cạnh tranh riêng. Điều này cho thấy rõ khi Việt

Nam thực hiện các cam kết trong khuôn khổ của ASEAN/ AFTA và hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Một điều quan trọng là mức độ và phạm vi cạnh tranh trong WTO sẽ mạnh và rộng hơn rất nhiều. Do đó, nếu không tích cực chuẩn bị tốt khi gia nhập WTO, chúng ta khó có tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường mà khả năng cạnh tranh hiệu quả ngay tại sân nhà cũng bị thách thức .

Sức ép nặng nề nhất là phải thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất ra các sản phẩm theo nhu cầu thị trường quốc tế cả về thị hiếu, chất lượng và tiêu chuẩn. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng mà chúng ta có khả năng sản xuất, chứ không chú ý đến mặt hàng mà thị trường thế giới cần. Nay tham gia vào hệ thống thương mại đa phương với quy mô toàn cầu, cần chú ý nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng để phục vụ người tiêu dùng thế giới. Mặc khác, cơ cấu sản phẩm tiêu dùng của thế giới hiện nay thay đổi rất nhanh, làm cho công nghệ cũng thay đổi rất nhanh mới đáp ứng được việc sản xuất ra sản phẩm đa dạng, với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu.

Tham gia vào nền kinh tế thị trường, nhất là thị trường toàn cầu, quy luật lợi nhuận sẽ thúc đầy đầu tư tái sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Tình hình này có thể dẫn đến nguy cơ sản xuất ồ ạt, không kế hoạch, chỉ chạy theo lợi nhuận, bất chấp những hệ quả xấu có thể phát sinh như cạn kiệt tài nguyên, làm cho đất bạc màu, hủy hoại môi trường sinh thái, phá rừng gây ra lụt lội, ô nhiễm môi trường do khí và chất thải công nghiệp.

Bên cạnh thách thức mang tính vĩ mô như trên, xây dựng đội ngũ nhân lực hùng mạnh và chiến lược cho doanh nghiệp là những vấn đề mà các doanh nghiệp phải đặt lên hàng đầu trong quá trình hội nhập WTO.

Một phần của tài liệu Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)