Quyết định 151 do Thủ Tướng Chính Phủ ký về việc thành lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn của Nhà Nước

Một phần của tài liệu Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf (Trang 31 - 34)

III Chính phủ trước thực trạng của DNNN trong thời gian qua 1.Những động thái tích cực của Chính phủ

1.3Quyết định 151 do Thủ Tướng Chính Phủ ký về việc thành lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn của Nhà Nước

ty đầu tư và kinh doanh vốn của Nhà Nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định 151 về việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn của nhà nước. Chúng ta hãy đi vào tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, điều lệ tổ chức và họat động của tổng công ty để có cơ sở nhận định rõ hơn về vấn đề này :

Theo quyết định 151, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước có tên gia dịch quốc tế là State Capital Investment ( SCIC), được thành lập đề quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn tại các DN, các lĩnh vực theo quy định của pháp luật, họat động theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước và các luật khác có liên quan.

Vốn điều lệ được Nhà Nước cấp tại thời điểm thành lập là 5.000 tỳ đồng và được bổ sung trong quá trình họat động. Vốn họat động của công ty bao gồm vốn thuộc sở hữu nhà nước, vốn huy động qua phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức tín dụng, tài chính và các nguồn huy động khác; các nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngòai nước. Tổng công ty là đơn vị hạch tóan kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ hạch tóan kế toán tập trung. Chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy chế tài chính của tổng công ty do bộ tài chính ban hành. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của tổng công ty gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và các bộ phận chức năng.

Tổng công ty có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước đầu tư tại các công ty TNHH Nhà Nước một thành viên, Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty Nhà Nước độc lập hoặc mới thành lập. Đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và nước ngoài để đạt được các mục tiêu : Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; tạo động lực để phát triển, nâng cao năng lực họat động, khả năng cạng tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước. Thực hiện việc đều tư và quản lý vốn đầu tư của Tổng công ty vào các lĩnh vực, ngành nghề quốc dân theo nhiệm vụ Nhà Nước giao. Tổng công ty thực hiện việc đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc : tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Chú trọng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả, có khả năng sinh lợi cao; giảm bớt đầu tư vốn với những ngành, lĩnh vực Nhà Nước không cần chi phối, những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.

Về hình thức : đầu tư vào các dự án thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn liên doanh, liên góp vốn cổ phần ( kể cả tổng công ty Nhà Nước ), đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ DN khác, đầu tư trên thị trường chứng khoán, liên kết hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và ủy đầu tư. Ngoài ra tổng công ty còn có chức năng, nhiệm vụ tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật đối với công ty Nhà Nước ; cung cấp dịch vụ tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, nhận ủy thác các nguồn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong long vực đầu tư kinh doanh vốn, cung cấp các dịnh vụ hổ trợ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Về quyền và nghĩa vụ :

Tổng công ty đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của tổng công ty; chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của tổng công ty để đầu tư thực hiện các lợi ích hợp pháp của tổng công ty ; định đoạt đối với vốn và tài sản của tổng công ty. Quản lý và sử dụng các tài sản được Nhà Nước giao, cho thuê theo quy định; lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả và khả năng sinh lời trong tương lai. Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính Phủ giao, nếu không có hiệu quả thì được thực hiện các chính sách ưu đãi thích hợp và Nhà Nước hổ trợ về tài chính. Được góp vốn, tài sản với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để liên doanh, liên kết bằng các hình thức mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Điều chỉnh tăng, giảm vốn mà tổng công ty đã đầu tư tại các DN, lịnh vực theo quy định của pháp luật, điều lệ của các DN. Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, vay vốn của các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động. Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân trong nước, chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn này. Bảo toàn và phát triển vốn Nhà Nước giao, chịu trách nhiệm về thất thoát vốn Nhà Nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện báo cáo công khai, minh bạch về hoạt động kinh doanh và tài chính của tổng công ty với các cấp có thẩm quyền.

Về phần vốn Tổng công ty đầu tư tại các doanh nghiệp. Tổng công ty có quyền và nghĩa vụ như sau : Đối với công ty TNHH một thành viên, Tổng công ty thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn Tổng công ty đã đầu tư tại công ty. Được quyết định nội dung, sửa đổi điều lệ công ty; cơ cấu tổ chức quản lý, bãi miễn nhiệm các chức danh; điều chỉnh vốn điều lệ, giám sát theo dõi, đánh giá các hoạt động kinh doanh; quyết định các dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của công ty; sử dụng lợi nhuận sau thuế. Đối với công ty Liên Doanh và Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên phải chịu trách nhiệm và các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp. Được chia lợi nhuận sau thuế tương ứng, cử người tham dự hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, có số phiếu biểu quyết trong tương ứng số vốn góp; được xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán …; được chia giá trị tài sản

còn lại của công ty tương ứng với số vốn góp khi công ty giải thế; được ưu tiên góp vốn khi công ty tăng vốn điều lệ. Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp. Đối với công ty cổ phần. Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông tướng ứng với số vốn góp, ngoài ra còn được tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp; được chuyển nhượng cổ phần, nhận cổ tức, ưu tiên mua cổ phần mới chào bán, cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty theo quy định.

Xét về chiến lược thì đây là giải pháp tối ưu. Nếu chỉ nhận định riêng về mãng tài chính, quản lý vốn thì đây là cơ sở để Nhà Nước tăng cường khả năng kiểm soát và quản lý vốn của mình hoạt động hiệu quả. Tiến sĩ Trần Tiến Cường, Trưởng ban doanh nghiệp của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương có ý kiến “ Tôi rất lo ngại về khả năng họach định chiến lược, điều chỉnh họat động đầu tư kinh doanh trong một loạt các doanh nghiệp cổ phần hóa và năng lực vận hành bộ máy” bởi vì theo kinh nghiệm của các nước đi trước như Singapore, loại doanh nghiệp đặc biệt này phải được vận hành bởi những người có đầu óc kinh doanh tốt, được đào tạo có bài bản và nhìn thấy được cơ hội đầu tư trong và ngoài nước .

Một phần của tài liệu Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf (Trang 31 - 34)