II. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNN Việt Nam sau cổ phần hoá
2. Giải pháp về xây dựng chiến lược tài chính
2.2.1 Thông số chiến lược tài chính :
1. Rủi ro kinh doanh Cao
2. Rủi ro tài chính Thấp
3.Nguồn tài trợ Cácnhà đầu tư CP tăng trưởng
4.Chính sách cổ tức Tỷ lệ trả cổ tức danh nghĩa 5.Triển vọng tăng trưởng tương lai Cao
6.Tỷ số giá thu nhập ( P/E) Cao 7.Thu nhập trên mỗi cổ phần ( EPS) Thấp
8.Giá cổ phần . Tăng trưởng nhưng dễ biến động Trong giai đọan này sẽ xuất hiện sự chuyển hóa giữa các nhà đầu tư vốn mạo hiểm sang các nhà đầu tư vốn cổ phần mới, nghĩa là các nhà đầu tư mới sẽ thay thế các nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Nhà đầu tư vốn mạo hiểm là một cổ đông lý tưởng cho công ty rủi ro cao mới thành lập, thế nhưng việc giữ nhà đầu tư lại trong suốt quá trình các chuyển biến của công ty qua giai đọan tăng trưởng là không thích hợp. Tuy nhiên rủi ro kinh doanh tiếp tục cao của hầu hết các công ty tăng trưởng nhanh có nghĩa là phương thức tài trợ sao cho rủi ro thấp vẫn đúng. điều này đòi hỏi tìm kiếm các nhà đầu tư vốn cổ phần mới, là người sẳn sàng để không chỉ mua lại toàn bộ vốn mạo hiểm ban đầu mà còn cung cấp các nguồn vốn cần thiết trong suốt thời kỳ tăng trưởng nhanh này.
Các nhà đầu tư mới đang thực hiện các đầu tư có rủi ro thấp hơn so với các nhà đầu tư vốn mạo hiểm, bởi vì thường thì lúc này các sản phẩm đã được chứng minh và ít nhất có một số khách hàng chấp nhận sản phẩm cụ thể do công ty cung cấp và bây giờ công ty cũng hiện hữu thật sự chứ không phải chỉ là kế hoạch kinh doanh và sản phẩm như trước đây khi đang huy động nguồn tài trợ ban đầu. Vì vậy có thể tìm kiếm các nhà đầu tư trên một sơ sở rộng hơn để huy động nguồn vốn cổ phần mới này, có thể kể đến việc phát hành ra công chúng .