II. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNN Việt Nam sau cổ phần hoá
1. Giải pháp về nhân lực
1.3 Giám đốc tài chính với việc thực hiện ba quyết định tài chính
Hoạch định chiến lược tài chính là việc thực hiện cùng lúc cả ba quyết định tài chính, một chiến lược tài chính “đúng đắn” có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, gia nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sức ép về cạnh tranh rất lớn. Nếu doanh nghiệp xây dựng được một nội lực mạnh – tài chính mạnh - thì tránh được những trượt ngã trên thương trường. Gánh nặng đó thuộc về phần trách nhiệm của giám đốc tài chính, người quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp, người anh cả trong nhóm người đưa ra và thực hiện các quyết định tài chính đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối .
Thứ nhất, quyết định đầu tư :
Đầu tư được hiểu như là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy khả năng không chắc chắn giá trị trong tương lai.
Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định, việc lựa chọn một lĩnh vực, một sản phẩm, một dịch vụ để đầu tư thì doanh nghiệp phải căn cứ vào những chỉ tiêu sau :
• Dòng thu trong suốt chu kỳ sống của của dự án
• Dòng chi đầu tư, chi hoạt động trong chu kỳ sống của dự án
• Lượng hoá rủi ro
• Tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, PI… và so với hoạt động của ngành. Nếu các chỉ tiêu này được tính toán có căn cứ và xác thực thì chính kết quả đó giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện nhất để từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Thực hiện tốt điều này sẽ loại bỏ đi những cảm tính trong quyết định của nhà đầu tư.
Để thực hiện công việc này một cách tốt nhất, không ai khác hơn đó chính là giám đốc tài chính. Với tầm nhìn chiến lược, với kiến thức vững vàng, với khả năng dự đoán và tính toán với những con số cụ thể đây chính là cơ sở quyết định sự thành công của dự án cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ hai, đó là quyết định tài trợ :
Cân nhắc trong việc sử dụng nguồn tài trợ nào để thực hiện các dự án và các hoạt động ngày càng mở rộng của doanh nghiệp với mục đích đạt được chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Thực hiện công việc này không ai khác hơn đó chính là giám đốc tài chính.
Tài trợ bằng nguồn vốn vay có những lợi thế nhất định, “ Tấm lá chắn thuế” từ tiền vay mang lại để đạt được cấu trúc vốn tối ưu và tạo ra đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao giá trị cổ phần.
Các giám đốc tài chính sử dụng các nguồn tài trợ nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hoá cấu trúc vốn của mình để đạt được chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất .Những mặt trái của việc huy động vốn như chi phí phát hành cổ phần mới, phí của việc sử dụng lợi nhuận giữ lại … sẽ được các giám đốc tài chính mổ xẻ, phân tích một cách chi tiết nhất
các nguồn tà trợ có thể kể đến như sau :
• Nên giữ lại lợi nhuận để sử dụng hay nên đi vay?
• Nên đi vay hay nên phát hành cổ phiếu mới ?
• Nên giữ lại lợi nhuận hay phát hành cổ phiếu mới ?
Thứ ba, quyết định phân phối :
Quyết định phân phối giải quyết một cách công bằng và ổn thoả quyền lợi của cổ đông trên cơ sở phục vụ cho mục tiêu của công ty đề ra .
Trả hay không trả cổ tức và cổ tức sẽ được trả là bao nhiêu? điều đó là cả một nghệ thuật bởi vì nó liên quan rất lớn đến quyết định đầu tư của các cổ đông, nó liên quan rất lớn đến giá trị của doanh nghiệp dưới cái nhìn của nhà đầu tư và giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư thường có xu hướng thích một chính sách cổ tức ổn định, điều này làm cho giá của chứng khoán không có biến động thất thường và trong những trường hợp như vậy thường thấy giá cổ phiếu trên thị trường có xu hướng đi lên. Thế nhưng, tuỳ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp ở mỗi giai đoạn phát triển mà chính sách cổ tức sẽ được áp dụng thích hợp.