II. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNN Việt Nam sau cổ phần hoá
2. Giải pháp về xây dựng chiến lược tài chính
2.4.2 Các giải pháp tài chính trong giai đoạn suy thoá
Trong giai đoạn suy thoái, không khí nặng nề và u ám đang phủ trùm lên bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Đã đến lúc doanh nghiệp nên tính đến dựa vào cái gì để tồn tại và tồn tại được bao nhiêu lâu? Và quan trọng hơn cả là khả năng hoàn trả cho cổ đông được thực hiện đến mức nào ?
Giải pháp thứ nhất : Dựa vào giá trị cuối cùng của tài sản
Giá trị thu được cao hơn từ việc công ty sử dụng những giá trị cuối cùng của tài sản để vay và chi trả trước cổ tức. Nếu không nhận được số vốn này bây giờ các cổ đông sẽ nhận một phân phối vốn cuối cùng khi công ty kết thúc và bằng cách vay tiền dựa trên các tài sản này bây giờ, có thể gia tăng hiện giá cổ tức trả cho cổ đông với lập luận là chi phí nợ luôn luôn thấp hơn chi phí vốn cổ phần, đặc biệt nếu lợi ích lợi ích của lá chắn thuế còn giảm thêm chi phí nợ .
Cần lưu ý những điểm đặc biệt trong giai đoạn này. Một mức lợi nhuận mong đợi từ tái đầu tư vào một công ty suy thoái thường thấp hơn tỷ suất lợi nhuận các cổ đông đòi hỏi. Mặt khác dòng tiền trong giai đoạn này tương đối nhàn rỗi do sự sụt giảm trong quy mô đầu tư. Sự tương phản này tạo nên một tỷ lệ chi trả cổ tức rất cao, nó cho thấy một phần của cổ tức này thực tế là hoàn trả vốn. Kết quả là các cổ đông sẽ không lo ngại không đúng về giá cổ phần sụt giảm miễn là họ được đền bù đủ bằng một lãi suất cổ tức cao.
Trong mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh giảm đã dẫn đến mô hình chiến lược tài chính tổng thể cho rằng tỷ lệ tài trợ nợ nên tăng trong giai đoạn này. Chúng ta phải chú trọng đến lợi ích từ tấm chắn thuế mang lại và điều này quyết định chi phí đi vay sẽ thấp hơn chi phí phải trả cổ đông.
Đến đây, nghe thật mâu thuẫn – liệu một doanh nghiệp đang suy thoái có được vay tiền hay không? và một vấn đề nữa là khi ngân hàng xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp và ấn định một mức phí như thế nào trong giai đoạn suy thoái này ?
Tuy nhiên, vấn đề là giám đốc tài chính sẽ cấu trúc các khoản vay sao cho tạo ra dễ dàng cho các ngân hàng trong việc sở hữu và thực hiện giá trị các tài sản thế chấp khi doanh nghiệp không còn có thể sử dụng các tài sản này để tồn tại một cách kinh tế nữa. Kết quả là việc sử dụng một tỷ lệ tài trợ nợ cao trong một doanh nghiệp đang suy thoái không thực sự mâu thuẫn với lý thuyết, và vấn đề đề đã được giải quyết một cách hợp lý .
Giải pháp thứ hai : Phát hành các đặc quyền chiếc khấu cao và thực hiện sáp nhập các công ty đồng cảnh với nhau
Tính trên bình diện chung, tất cả các công ty trong giai đoạn này đều rơi vào tình trạng suy thoái, hay nói khác hơn là thị phần giảm sút, việc sáp nhập các công ty lại với nhau là việc thực hiện hợp lý hoá sản xuất, hợp lý hoá công suất của nhóm để loại bỏ công suất của ngành, điều này làm giảm giá bán, duy trì thời gian hoạt động.
Các công ty rất cần vốn để tài trợ cho mục đích sáp nhập một ngành trong giai đoạn suy thoái, để tái cấu trúc các công ty đầu đàn nếu chỉ tài trợ bằng vốn vay không thôi thì không thể đủ. Trong trường hợp này các công ty nên phát hành thêm cổ phần và do công ty đang trong giai đoạn suy thoái, do vậy phải phát hành cổ phần đặt quyền với chiếc khấu cao.
Cũng giống như trong giai đoạn phát hành đặc quyền trong giai đoạn tăng trưởng, nhưng giai đoạn này có một khả năng xuất hiện rủi ro đó là giá cổ phần bao gồm đặc quyền sụt xuống dưới giá sử dụng đặc quyền trong suốt thời gian
cung ứng đặc quyền. Rủi ro này có thể được bảo hiểm bởi các công ty bảo lãnh phát hành. Trong trường hợp này cung ứng các đặc quyền chiếc khấu cao được xem là thất bại khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào công ty và các cổ phần của công ty.
Đây là hai giải pháp loại trừ nhau, nếu giải pháp này thực hiện thì giải pháp kia không tồn tại, tuy nhiên trường hợp sáp nhập được xem là khả thi khi đặc điểm ngành, sản phẩm của doanh nghiệp đó vẫn còn nhận được sự chấp nhận của thị trường.