II. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNN Việt Nam sau cổ phần hoá
2. Giải pháp về xây dựng chiến lược tài chính
2.1.2 Sự cần thiết của Quỹ đầu tư mạo hiểm cho DN khởi sự
Mức độ rất cao của rủi ro kinh doanh và nhu cầu rủi ro tài chính thấp, chính là nguyên nhân của những hạn chế nhất định trong việc huy động vốn từ bên ngoài, vì lẽ đó một việc hết sức cần thiết đó là huy động vốn từ các nhà vốn đầu tư mạo hiểm
Mô hình đầu tư mạo hiểm bắt đầu tư giữa thập kỹ 80 tại Mỹ dành cho các doanh nghiệp công nghệ cao của tư nhân. Quỹ đầu tư mạo hiểm đã tạo được dầu ấn của mình trên nền kinh tế Mỹ và thế giới.
Đầu tư cổ phần vào các công ty mới khởi sự được gọi là đầu tư mạo hiểm (Venture capital). Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm này thường là các nhà đầu tư chuyên nghiệp bao gồm các giám đốc đầu tư quản lý các quỹ vốn mạo hiểm, các công ty chuyên biệt, các nhà đầu tư giàu có. Ở Việt Nam hiện nay, các quỹ đầu tư và các định chế tài chính trung gian khác trong nước và nước ngoài ngày càng phát triển sẽ là đối tác thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty mới khởi sự. Các định chế tài chính này sẳn sàng đầu tư vào các công ty mới khởi sự, họ chấp nhận rủi ro cao đi kèm với bất kỳ một đầu tư cụ thể nào bằng cách triển khai một danh mục bao gồm các đầu tư riêng rẽ có cùng mức độ rủi ro cao. Như vậy, việc thất bại hoàn toàn của một vài đầu tư trong danh mục được bù trừ bằng thành công vượt bậc của các đầu tư khác.
Hầu hết các nhà đầu tư vốn mạo hiểm có một giới hạn đầu tư tương đối ngắn thường từ ba đến 5 năm. Điều này hợp lý vì họ muốn tập trung đầu tư trong thời kỳ khởi sự có rủi ro cao của doanh nghiệp. Họ mong muốn đạt được lãi vốn và tái đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi sự khác .
Đầu tư mạo hiểm được hiểu như là đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm có rủi ro cao thế nhưng lợi nhuận đạt được ( nếu được ) là rất lớn. Các nhà đầu tư Venture Capital thường không muốn sử dụng khái niệm mạo hiểm khi nói đến loại hình đầu tư này. Nhưng trên thực tế đây là một loại hình đầu tư tiềm ẩn độ rủi ro cao. Đối tượng tiếp nhận đầu tư thường không phải là những doanh nghiệp đã thành danh trên thương trường, có tiềm lực về tài chính mà là những công ty khởi nghiệp, thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm tổ chức, quản lý, kinh doanh. Vì vậy, khả năng thành công cũng tương đương với khả năng thất bại dù rằng việc lực chọn doanh nghiệp đầu tư được thực hiện hết sức sát sao và kỹ càng.
Thập kỷ 80 cũng là thời điểm mô hình Quỹ đầu tư mạo hiểm du nhập sang Mỹ, sau đó lan dần ra Châu Á và mới đây là Việt Nam. Từ năm 1991, có một số Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động ở nước ta nhưng chỉ đến khi tập đoàn IDG chính thức vào cuộc thì thị trường này mới trở nên sôi động
Tại Việt Nam ngày 25/3/2005 quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam ( IDG Ventures Việt Nam ) đã khai trương văn phòng tại TP Hồ Chí Minh và chính thức công bố đầu tư vào công ty giải pháp phần mềm Hoà Bình – Peace soft- và công ty phần mềm Isphere. Hai doanh nghiệp này đều có sản phẩm, giải pháp kinh doanh đi theo xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai
Về bản chất, các nhà đầu tư vẫn có thể kiểm soát được rủi ro khi mà họ không chỉ đầu tư tiền mà còn cả kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ tham gia để vạch ra chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, chiến lược tài chính, kiềm chế rủi ro và vươn tới cái đích cuối cùng là số liệu minh bạch và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với vốn đầu tư mạo hiểm, người quản lý vốn là người bỏ tiền của mình cho công ty tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, đó là một phần công việc, là một phần đầu tư của họ. Họ trở thành một thành tố của công ty. Họ không ăn lương của công ty mà chỉ giúp công ty phát triển. Vì vậy, mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận rất tốt đẹp. Cứ sau mỗi năm, trước khi công ty có thể niêm yết ra thị trường chứng khoán, nhà đầu tư không lấy khoản lợi nhuận ra dùng mà để tái đầu tư cho doanh nghiệp phát triển .
IDG là một công ty truyền thông thuộc loại lớn nhất thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên tổ chức các nghiên cứu, hội thảo, sự kiện cũng như các sản phẩm truyền thông về CNTT. Những lợi nhuận trong các lĩnh vực này . Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam có kế hoạch đầu tư 20 đến 30 doanh nghiệp công nghệ tư nhân trong các năm từ 2004-2010. Mổi cơ hội sẽ có cơ hội tiếp nhận số vốn đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm này là 500.000 đến 4 triệu USD.
IDG hy vọng những công ty này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 30-35% cho đến năm 2010 sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội.
Điều mà quỹ IDG mang lại không chỉ đơn thuần là vốn mà còn cả kinh nghiệm và thực tiễn đã áp dụng thành công từ 5 quỹ mạo hiểm và đang triển khai thành công trên thế giới