Những nhận xét tổng quát về thị trường gạo thế giới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc (Trang 28)

V. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:

1.2.1.4. Những nhận xét tổng quát về thị trường gạo thế giới

Qua phân tích ở phần trên, cĩ thể đưa ra một số nhận định về tình hình sản xuất và mua bán gạo trên thế giới như sau:

Một là: Gạo là loại lương thực sản xuất chủ yếu để tiêu thụ tạo chổ, lượng gạo được đưa ra tiêu thụ trên thế giới chỉ chiếm khoảng 14-17% tổng sản lương sản xuất. Gạo là lương thực chủ yếu của các nước đang phát triển. Trong đĩ Châu Á và Châu Phi là nơi sản xuất nhiều nhất và cũng là nơi tiêu thụ nhiều nhất. Những nước sản xuất lớn nhất chưa phải là quốc gia xuất khẩu nhiều và ngược lại. Cĩ khi lại rơi vào tình trạng nước nhập khẩu như Indonesia.

Hai là: Gạo là mặt hàng cĩ tính chiến lượt nên hầu hết các bộ phận buơn bán trao đổi trên thị trường được thực hiện thơng qua các hiệp định giữa các nước và mang tính dài hạn.

Ba là: Tình hình sản xuất, giao dịch thương mại trên thế giới phụ thuộc rất lớn vào mùa màng thu hoạch, thời vụ gieo trồng, cũng như phụ thuộc vào yêu cầu, điều kiện, khả năng thanh tốn của các nước nhập khẩu. Điển hình là Châu Phi, do nạn đĩi hồnh hành nên nhu cầu nhập khẩu gạo của Châu lục này luơn cao.

Bốn là: lượng cung-cầu lúa gạo trên thị trường thế giới hiện nay luơn biến động thất thường. Lượng cung gạo luơn bị ảnh hưỡng bởi thời tiết, thiên tai, việc phá hủy mơi trường và hệ sinh thái… cịn lượng cầu lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển của dân số, do lượng gạo sản xuất khơng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Năm là: giá gạo luơn dao động nhưng cĩ xu hướng tăng. Điều này đặt ra vấn đề cho các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam, là cần phải cĩ những chính sách kịp thời, đúng đắn để đảm bảo hiệu quả sản xuất gạo đồng thời nâng cao thu nhập cho người nơng dn.

1.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay 1.2.2.1 Sơ lược về tình hình sản xuất gạo của Việt Nam

Việt Nam là nước cĩ điều kiện khí hậu và đất đai rất thích hợp với trồng lúa nước. Do vậy, lúa là một trong những cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam, chiếm 50% diện tích đất nơng nghiệp. Sản lượng lúa gạo tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sơng Hồng và Đồng bằng Sơng Cửu Long.

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất gạo Việt Nam từ 2006 – 2009

Đvt: Triệu tấn

Năm/Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Sản xuất 23,302 23,323 24,273 25,231

(Nguồn: Bộ NN & PTNT Việt Nam)

Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam trong những năm qua khơng ngừng tăng lên, khơng những đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước mà cịn đảm bảo được lượng gạo xuất khẩu ổn định và ngày càng tăng. Cụ thể là sản lượng gạo sản xuất năm 2006 là 23,302 triệu tấn và năm 2009 là 25,231 triệu tấn. Như vậy năng suất sản xuất gạo của Việt Nam ngày một tăng lên. Nguyên nhân chính là do:

Đã cĩ những nổ lực to lớn của nhà nước trong việc đầu tư, phát triển thủy lợi để khai hoang, tăng vụ và thâm canh.

Đã cĩ nhiều tiến bộ kỹ thuật, nhất là các giống mới, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao được đưa vào sản xuất, chẳng hạn như việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt để tăng năng suất như việc sử dụng các loại máy mĩc hiện đại để thu hoạch thay vì thu hoạch bằng thủ cơng như trước

1.2.2.2 Xuất khẩu gạo của Việt Nam

Gạo là sản phẩm chủ yếu của nền nơng nghiệp Việt Nam, và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo từ rất sớm, từ đầu thập kỷ 30 nhưng sau năm 1945 do tình hình kinh tế – xã hội, cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc, thống nhất đất nước nên lượng gạo xuất hàng năm khơng đáng kể và sau đĩ khơng những khơng cĩ gạo xuất mà cịn phải nhập do thiếu ăn. Cuối những năm 60 và trong thập niên 70, Việt Nam nhập khoảng 842 ngàn tấn, kể từ năm 1975 các khoảng viện trợ khơng cịn nữa nên lượng gạo nhập vào Việt

Nam cũng khơng đáng kể (từ năm 1975 – 1979 nhập khoảng 406,000 tấn). Và từ năm 1989 sau khi chính phủ thực hiện một số cải cách về nơng nghiệp, chính điều đĩ đã làm cho gạo Việt Nam đã cĩ chỗ đứng trên thị trường thế giới cho đến nay.

Bảng 1.2 số lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2006 đến 2009

ĐVT số lượng: triệu tấn. Đơn vị: tỉ usd

Năm/Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Số lượng 4,7 4,5 4,65 5,95

Kim ngạch 1,26 1,4 2,9 2,7

(Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Giai đoạn 1989-2008, Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn. Đặc biệt là năm 2009 là năm đạt mức kỷ lục về sản lượng xuất khẩu đạt 5,95 triệu tấn. Và năm 2008 là năm đánh dấu mốc kim ngạch gạo vượt mức 2 tỷ usd. Với thị trường tồn cầu, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, giữ được giá xuất khẩu, loại gạo cấp trung bình cĩ khả năng cạnh tranh cao. Và cho tới hiện nay Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.

1.2.2.3 Vai trị của xuất khẩu lương thực của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo.

Việt Nam là một nước nơng nghiệp nên sản xuất lương thực cĩ một vai trị heat sức quan trọng và cĩ ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế-xã hội:

Sản lượng lương thực là nguồn thu nhập chính của hàng chục triệu hộ nơng dân Việt Nam vì hơn 80% hộ gia đình nơng thơn tham gia vào sản xuất long thực đặc biệt là sản xuất gạo. Chính điều này đã khơng những tạo ra thu nhập mà cịn tạo ra việc làm cho người nơng dân.

Hàng năm xuất khẩu lương thực đĩng gĩp một phần khơng nhỏ vào trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể năm 2009, đĩng gĩp 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Chính điều này đã gĩp phần mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngân sách Nhà nước, giúp cân bằng cán cân thương mại.

Sản xuất lúa gạo là một lợi thế so sánh của Việt Nam vì nước ta nằm trong vùng nhiệt đới giĩ mùa, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, giá nhân cơng rẻ nên lúa gạo của nước ta cĩ khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Từ đĩ gĩp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới.

Bên cạnh đĩ xuất khẩu lương thực, đặc biệt là mặt hàng gạo, khơng bao giờ bị đánh thuế chống phá giá, và nhu cầu về lương thực của các nước trên thế giới đang ngày một tăng nhanh do hiện tượng El Nino. Vì vậy xuất khẩu lương thực, đặc biệt là xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng cĩ vai trị to lớn và quan trọng hơn.

1.2.2.4. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Việt Nam. Việt Nam.

Vấn đề phát triển thị trường Châu Phi nằm trong chiến lượt phát trieent kinh tế của Việt Nam: Ngày nay, nhu cầu về tiêu thụ lương thực của các nước trên thế

giới khơng ngừng tăng cao. Đặc biệt nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước Châu Phi là rất lớn khoảng 8 triệu tấn/năm nhưng sản xuất khơng đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, các nước này lại cĩ nguồn tài nguyên vơ cùng phong phú, đặc biệt là dầu mỏ. Năm 2009, Thủ Tướng Chính Phủ xác định là năm trọng điểm quan hệ kinh tế với Châu Phi và giao Bộ Cơng Thương xúc tiến. Ngồi ra, ngay từ Đại Hội Đảng lần thứ 9 ta đã xác định: định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu cĩ thể được hiểu như sau: sản xuất lúa gạo phải đảm bảo các yêu cầu về năng xuất, chấ lượng, tính cạnh tranh,giữ vững an ninh lực lượng, phát huy tối đa lợi thế so sánh để nâng cao giá trị về sản phẩm lúa gạo, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao, chủng loại đa dạng, phù hợp với thị hiếu và chất lượng quốc tế, cũng cố các thị trường xuất khẩu gạo như Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và phát huy tối đa hiệu quả các thị trường tiềm năng như thị trường Châu Phi.

Nhằm tạo thế cân bằng trong chiến lượt xuất nhập của Việt Nam: hiện nay muốn khai thác thị trường tiềm năng như Châu Phi, đặc biệt là dầu mỏ thì phải tạo được các mối quan hệ trong mua bán. Cĩ nghĩa là nếu Việt Nam muốn nhập khẩu dầu mỏ, hạt điều…của Châu Phi thì phải xuất sang Châu Phi những mặc hàng khác như gạo, dệt may…Đặc biệt là gạo vì thị trường này cĩ nhu cầu về gạo là rất lớn.

Mở rộng thị trường tiêu thụ gạo nhằm giảm sức ép từ thị trường Philippines: hiện nay Philippines là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam.

Và nếu một ngày nào đĩ, Philippines cĩ thể tụ túc về nhu cầu gạo hoặc chuyển sang nhập khẩu gạo của một quốc gia khác thì gạo Việt Nam sẽ như thế nào? Biết trước điều này nên Chính Phủ Việt Nam luơn khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Châu Phi. Đây là thị trường cĩ nhu cầu tiêu thụ gạo rất lớn mà chất lượng lại phù hợp với chất lượng gạo của Việt Nam.

1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước

Hiện nay, các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ,Hoa Kỳ, Trung Quốc. Thì Thái Lan là quốc gia cĩ nhiều điểm tương đồng vê sản xuất gạo với Việt Nam. Và Thái Lan cịn là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo. vì vậy những kinh nghiệm về xuất khẩu gạo của Thái Lan rát đáng để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và chúng ta hãy cùng nhau xem xét những kinh nghiệm quý báu này.

1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan - quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo.

1.3.1.1. Kinh nghiệm trong sản xuất, lưu thơng và xuất khẩu gạo.a. Sản xuất: a. Sản xuất:

Thời vụ: chủ yếu là vụ 1 (vụ chính) gieo trồng các tháng 7,8,9 và thu hoạch tháng 11,12,01. Sản lượng lớn (thời vụ thu hoạch 5 tháng), sản lượng chiếm khoảng 90% sản lượng cả năm. Thời vụ thu hoạch vụ chính vào đúng thời điểm của thị trường tiêu thụ lên giá. Vụ 2 thu hoạch khoảng tháng 4,5,6 sản lượng ít.

Giống lúa: giống tốt, dài ngày(5 tháng), bĩn ít phân hĩa học nên chất lượng cao (300kg/ha).

b.Lưu thơng:

Nơng dân bán lúa qua các kênh sau: bán cho chợ lúa gạo ( 60%), nhà máy xay (24%), mơi giới (15%), tổ chức nơng dân (2%), tổ chức nhà nước (7%). Hiện nay Thái Lan cĩ khoảng 100 chợ lúa gạo tạo điều kiện mua bán sản xuất giữa người sản xuất và nhà máy xay, giúp bảo vệ lơi ích của người nơng dân trong việc mua bán lúa( thơng tin giá cả thị trường, điều kiện phơi sấy, dự trữ…)

c.Chế biến : cĩ hai hệ thống chế biến:

một: nhà máy xay- được trang bị đồng bộ( cĩ sân phân, kho hàng…). Cĩ cơng nghệ chế biến tốt và được hỗ trợ vốn mua lúa

hai: hệ thống chế biến của nhà xuất khẩu-cĩ kho trung tâm lớn gần cảng, nhà máy trang bị đồng bộ, tàu cĩ thể cập sát kho để lấy hàng. Nguyên liệu đồng nhất, chất lượng tốt.

d.Xuất khẩu:

- Là nước xuất khẩu lớn, cĩ thị trường truyền thống ổn định. Được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Nhà nước cĩ ngân sách riêng để hỗ trợ cơng tác thơng tin,tiếp thị mở rộng thị trường. - Hằng năm cĩ định hướng thị trường tập trung của chính phủ do Bộ Thương Mại Thái Lan trực tiếp ký kết các hợp đồng chính phủ.

- Cơ cấu gạo xuất khẩu của Thái Lan cĩ loại gạo như: đặc sản thơm, gạo đồ cao cấp (gần như một mình một chợ), khơng cĩ đối thủ cạnh tranh, chiếm thị phần lớn trong tổng số xuất khẩu của Thái Lan.

- Xuất khẩu thống nhất theo tiêu chuẩn gạo Thái Lan. Chất lượng gạo xuất khẩu đồng nhất.

e.Chính sách:

- Nơng dân khơng phải nộp thủy lợi phí.

- Nhà nước hỗ trợ giá phân cho nơng dân khoảng 1.4 tỷ bath/năm. - Nhà nước cho vay để sản xuất và đầu tư xây dựng lị sấy.

- Nhà nước đảm bảo giá sàn cho nơng dân trồng lúa.

- Khi giá thị trường xuống dưới giá sàn, Nhà nước giao cho các tổ chức của nhà nước mua vào bằng hoặc hơn giá sàn và dùng các hợp đồng Chính Phủ để xuất khẩu lơ hàng mua theo giá chỉ đạo. lời lỗ nhà nước chịu.

Như vậy:

- Nhờ giống lúa tốt, thời vụ thu hoạch trúng vào lúc cao điểm của nhu cầu tiêu thụ nên đã làm cho gạo xuất khẩu của Thái Lan cĩ giá.

- Nhờ các chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất chế biến, lưu thơng nên chi phí sản xuất thấp, chất luongj lúa gạo tốt, giá trị truong phẩm cao.

-Xây dựng và duy trì ổn định thị trường truyền thống nhờ cocw chế thốn và linh hoạt.

1.3.1.2. Các hình thức giao dịch mua bán gạo

Thơng qua kênh chính phủ: Bộ Thương Mại Thái Lan trực tiếp ký lết các hợp đồng chính phủ với các nước,thơng qua sự thỏa thuận của 2 chính phủ. Sau đĩ giao chỉ thị xuống cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện hợp đồng.

Mở thầu cho giới doanh thương: Đây là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đĩ người mua (tức là người gọi thầu) cơng bố trước điều kiện để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán, sau đĩ người mua sẽ chọn mua của người nào bán với giá rẽ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả những điều kiện đã nêu.

Thơng qua sàn giao dịch nơng sản: Về hình thức, sàn giao dịch nơng sản cũng giống như sàn giao dịch chứng khống hay vàng ở VN. Giá cả được cơ quan chức năng thẩm định. Sản phẩm qua sàn phải được thuần hĩa về chất lượng và số lượng nên nơng dân bán nơng sản sẽ được giá cao hơn so với bán ra ngồi. Từ sàn, nơng dân tiếp cận thơng tin thị trường nhanh hơn và nhận được phản ứng của thị trường đối với hàng của mình một cách thực tế để cải thiện sản phẩm… Thậm chí, sàn giao dịch cũng giúp người nơng dân biết và điều chỉnh sản phẩm. Hình thức mua bán thơng qua sàn giao dịch của Thái Lan được thực hiện như sau:

- Thành viên thị trường sẽ phát ra yêu cầu mua hoặc yêu cầu bán vào thị trường.

- Thơng qua mạng tìm đối tượng mua và bán khớp lệnh cùng mức giá để việc mua bán được thực hiện.

- Thơng tin mua bán được lưu trữ tại trung tâm thanh tốn bù trừ ( một đơn vị của thị trường), để trung tâm này tính tốn tiền Ký Quỷ và lời lỗ cho thành viên thị trường trường), để trung tâm này tính tốn tiền Ký Quỷ và lời lỗ cho thành viên thị trường đã mua hoặc bán. Đồng thời thơng báo việc giao nhận hàng cho người bán và người

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CƠNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II).

2.1. Giới thiệu về Tổng cơng ty lương thực Miền Nam2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sơ lược về Tổng cơng ty:

- Tên doanh nghiệp : TỔNG CƠNG TY LƯƠNG THỰC MIÊN NAM - Tên giao dịch : VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATLON - Tên viết tắt : VINAFOOD II

- Trụ sở chính : 42 Chu Mạnh Trinh, P. Bến Nghé, Q l, TP.HCM - Điện thoại : 083.829324 - 083. 823243

- Fax : 3829344 - 38298001

- Telex : 381 1433 SFCVT

- Website : ww.vinafood2.com

- Số tài khoản : 3611 0001 Sở giao dịch II TP.HCM - Mã số thuế : 3 00613198

- Chủ tịch HĐQT : Ơng Trần Văn Vẹn.

- Tổng Giám Đốc : Ơng Trương Thanh Phong.

Lịch sử hình thành và phát triển: .

Tổng cơng ty Lương thực miền Nam vốn là một doanh nghiệp Nhà nước, tiền thân là Tổng cơng ty lúa gạo miền Nam, được thành lập vào tháng 6/1975, cĩ nhiệm vụ chính là chế biến và cung cấp lương lực cho các tỉnh miền Nam và hỗ trợ cho các vùng miền khác khi cĩ nhu cầu lương thực. Tổng cơng ty đã nhiều lần thay đổi tên gọi và quy mơ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w