Nội dung chủ yếu của quản lý sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia.doc.DOC (Trang 27 - 30)

2. Các nhân tố quản lý lĩnh vực

2.3.2 Nội dung chủ yếu của quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất với tư cách là một chức năng quản lý theo lĩnh vực bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a)Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm

Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng trước tiên của quản lý sản xuất. Mục đích cơ bản của hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là giúp cho doanh nghiệp trả lời câu hỏi: để đáp ứng nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm gì? số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào? những đặc điểm kinh tế kĩ thuật cần có của sản phẩm là gì? Khi trả lời được những câu hỏi trên sẽ tạo cơ sở thông tin cho việc xây dựng các kế hoạch sản xuất sản phẩm và xác định năng lực sản xuất mà doanh nghiệp cần có.

Những thông tin thu được từ dự báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thiết kế sản phẩm và công nghệ nhằm đảm bảo đúng những đặc tính kinh tế kĩ thuật của sản phẩm mà thị trường yêu cầu và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Do có nhiều phương án thiết kế sản phẩm và công nghệ nên phải đưa ra các tiêu thức để lựa chọn chúng. Các tiêu thức đó là:

+ Thiết kế sản phẩm: công việc thiết kế sản phẩm được tiến hành theo một trình tự logic nhất định với sự tham gia phối hợp của nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia và kỹ sư trong những lĩnh vực khác nhau. Kết quả của thiết kế sản phẩm là những bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh về cấu trúc, thành phần và những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của sản phẩm. Nguyên tắc cơ bản nhất của thiết kế sản phẩm là phải thiết kế sao cho người sử dụng có thể nhận biết được sản phẩm. Nguyên tắc cơ bản nhất của thiết kế sản phẩm là phải thiết kế sao cho người sử dụng có thể nhận biết được sản phẩm, hiểu được sản phẩm, biết sử dụng sản phẩm, và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Thiết kế công nghệ: Thiết kế công nghệ là lựa chọn và xác định quy trình, phương pháp công nghệ chế tạo sản phẩm. Giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi phải sản xuất với cách thức như thế nào? Vì mỗi loại sản phẩm đều đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tương ứng cho nên những đặc điểm của sản phẩm sẽ là căn cứ quan trọng cho thiết kế quy trình công nghệ.

c)Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn qui trình sản xuất phù hợp Năng lực sản xuất là công suất của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian. Nó thường được đo bằng sản lượng đầu ra của một doanh nghiệp hoặc số lượng đơn vị đầu vào được sử dụng để tiến hành sản xuất trong một khoảng thời gian nhất

định. Hoạch định và lựa chọn công suất là một trong những vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công suất quá nhỏ hoặc quá lớn đều dẫn đến những thiệt hại và lãng phí về vốn và tài sản của doanh nghiệp.

Sau khi đã xác định loại sản phẩm và công nghệ chế tạo, doanh nghiệp cần lựa chọn qui trình sản xuất phù hợp và có hiệu quả đối với loại sản phẩm hoặc dịch vụ đã lựa chọn.

d) Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp.

Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định vị về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục tiêu của nó là xác định phương án bố trí sản xuất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng di chuyển lao động, vật liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiết kiệm diện tích và thời gian di chuyển của từng yếu tố. Kết quả của quá trình này là sự hình thành nên các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất, dịch vụ và dây chuyền sản xuất.

e) Lập kế hoạch các nguồn lực

Lập kế hoạch các nguồn lực là việc xây dựng kế hoạch tổng hợp về khối lượng sản phẩm cần sản xuất. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu về nguyên vật liệu, lao động và năng lực sản xuất nói chung và một cách khoa học chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu cần thiết trong từng thời điểm, nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục với chi phí thấp nhất.

f) Điều độ sản xuất

Điều độ sản xuất là khâu tiếp theo ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống sản xuất và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của khâu này là tổ chức và chỉ đạo triển khai hệ thống sản

xuất đã được thiết kế nhằm biến các mục tiêu dự kiến và kế hoạch sản xuất sản phẩm, dịch vụ thành hiện thực.

Điều độ sản xuất là điều hành tiến độ sản xuất theo thời gian. Thực chất điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối và phân giao công việc cho từng người, từng nhóm, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất.

g) Kiểm tra hệ thống sản xuất

Nội dung, mục đích chủ yếu của công tác kiểm tra hệ thống sản xuất là trả lời các câu hỏi sau:

+ Kiểm tra quy trình công nghệ sản xuất có được chấp hành đầy đủ không? + Kiểm tra chất lượng sản phẩm có đúng với yêu cầu khi thiết kế hay không?

+ Kiểm tra kỳ hạn tức là xem xét tiến độ sản xuất có được thực hiện theo lịch đã đề ra hay không?

+ Kiểm tra năng suất xem có đạt yêu cầu theo định mức đã đề ra chưa? + Kiểm tra hàng dự trữ có ở mức hợp lý hay không?

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia.doc.DOC (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w