I Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải đa quốc gia
9. Vốn đầu tư toàn XH (tỷ đồng) 275.105 326
10. Dân số (triệu người) 82,069 83,12
( Nguồn: Trang tin điện tử - Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Qua nghiên cứu của công ty về nền kinh tế nước ta trong những năm qua cho thấy: Trong 4 năm 2001 – 2004 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 11,07% / năm. Năm 2005, GDP của thành phố đạt khoảng 33.900 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của thủ đô đã có chuyển biến tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng nghành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của thành phố, đến cuối năm 2005, ngành công nghiệp chiếm 40,5% GDP của thành phố, dịch vụ là 57,5%, nông nghiệp là 2,0%.
Như vậy, trong cơ chế hiện nay, nhà nước ta cũng đang khuyến khích loại hình kinh doanh dịch vụ phát triển. Công ty Cổ phần vận tải đa quốc gia hoạt động trong một môi trường tuy mới nhưng cũng đang được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta vì lĩnh vực kinh doanh vận tải còn mới nên công ty có thể tận dụng lợi thế là người đi đầu của mình.
Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường ô tô Việt Nam để có thể quyết định đầu tư vào kinh doanh mua bán ô tô và các dịch vụ phụ trợ cho ô tô. Cụ thể công ty đã có sự thăm dò, nghiên cứu thị trường như sau:
Trong những năm qua do mức tăng trưởng kinh tế tuy đạt mức trung bình 7%/năm nhưng vì trị số tổng mức thu nhập quốc dân (GDP) xuất phát còn thấp nên lượng tăng mức tiêu thụ ô tô hàng năm còn ở mức khiêm tốn.
Bảng thống kê tổng số xe đăng ký từng năm
Năm đăng ký Số lượng xe đăng ký mới Tổng số xe đã đăng ky Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước(%)
1996 41.474 386.976 100,00 1997 39.762 417.768 107,95 1998 25.177 443.000 106,03 1999 22.596 465.000 104,96 2000 32.259 486.608 104,64 2001 50.062 557.092 114,48 2002 50.897 607.401 109,03 2003 62.815 675000 111,12 2004 81.497 756.497 112,07
( Nguồn: Cục đường bộ Việt Nam và Cục cảnh sát giao thông)
Trên cơ sở số liệu ô tô đang lưu hành năm 2004 trong cả nước của cục đăng kiểm Việt Nam và dự báo của Bộ giao thông vận tải suy ra tốc độ tăng trưởng bình quân về nhu cầu ô tô của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010 và 2011 – 2020 được thể hiện trong bảng sau với số lượng từng loại xe theo từng giai đoạn.
Bảng dự báo tốc độ tăng trưởng ô tô đến năm 2020 Hạng mục Năm 2010 Năm 2020 Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 2005 - 2010 2011 – 2020 Tổng số 1.210.000 2.625.000 16,09 8,05 Ô tô con 310.000 680.000 12,33 8,17 Ô tô khách 360.000 770.000 21,58 7,90
Ô tô tải 540.000 1.175.000 14,36 8,08 Nhu cầu ô tô thực tế tại thị trường Việt Nam mấy năm trở lại đây đã có tăng trưởng đáng kể, doanh số bán xe của 11 liên doanh FDI đã tăng gấp đôi từ 7.000 chiếc vào năm 1999 lên 14.000 vào năm 2000. Doanh số này liên tục tăng đạt trên 19.500 xe vào năm 2001, gần 40.000 vào năm 2004.
Hiệp hội các doanh nghiệp ô tô Việt Nam ( VAMA ) cũng dự báo thị trường xe ô tô Việt Nam có thể đạt mức 100.000 xe/năm vào những năm sau 2005.
Qua các phân tích trên cho thấy người dân có nhu cầu sử dụng xe ô tô ngày càng tăng, tương ứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Đây có thể coi là thuận lợi và là nhân tố quyết định cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và các dịch vụ phụ trợ cho ô tô nói riêng phát triển trong những năm tới.
Công ty đã ngày càng chú ý tới hoạt động nghiên cứu và phát triển để có thể phát triển tới những thị trường và lĩnh vực hoạt động mới.
c) Lĩnh vực quản lý tài chính.
Theo những chỉ tiêu đã phân tích ở phần 1 cho thấy tình hình tài chính của công ty được quản lý rất tốt, xét về tổng thể chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí tăng liên tục qua các năm. Lợi nhuận của công ty biến động qua các năm như sau:
Đơn vị tính: đồng
Năm 2004 2005 3 tháng đầu
năm 2006 Lợi nhuận sau thuế 118.502.072 468.230.400 182.828.403 Chi phí tài chính 89.118.219 277.291.150 59.285.598
Lợi nhuận/chi phí 1,33 1,69 3.08
Như vậy lợi nhuận sau thuế của công ty so sánh năm 2005 tăng 295% so với năm 2004. Nếu tính theo tỷ lệ thì có thể thấy năm 2006 tăng 156% so với năm 2005. Vậy là lợi nhuận của năm sau so với năm trước cũng tăng nhưng nếu so giữa tỷ lệ tăng của năm 2006 với năm 2005 và tỷ lệ tăng của năm 2005 với năm 2004 thì rõ ràng là lợi nhuận tuy có tăng so với năm trước nhưng với tốc độ giảm dần. Tuy vậy khi xét đến chỉ tiêu lợi nhuận / chi phí là liên tục tăng qua các năm. Có thể thấy rằng cán bộ quản lý tài chính của công ty đã rất cố gắng để giảm chi phí hoạt động tài chính mà vẫn đảm bảo lợi nhuận qua các năm tăng.
Qua bảng trên và các phân tích cho thấy hoạt động quản lý tài chính của công ty đã có những thành tích đáng khen ngợi. Công ty cần phải phát huy tích cực những ưu điểm của mình để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tài chính của công ty vào các kỳ tiếp sau và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
d) Lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực.
Công ty đã áp dụng một hệ thống các quy định chặt chẽ và một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện công việc của cán bộ, công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao ý thức làm việc của người lao động. Ngoài ra, công ty còn có hệ thống khen thưởng, kỷ luật để kịp thời động viên tinh thần làm việc hăng say cho người lao động khi họ có thành tích tốt trong công việc, cũng như chấn chỉnh kịp thời các hành vi sai phạm của người lao động khi họ vi phạm kỷ luật của công ty. Cụ thể, công ty có một hệ thống đánh giá ý thức trách nhiệm của người lao động như sau:
Bảng tiêu chuẩn đánh giá và cho điểm:
TT Tiêu
chuẩn Qui định cho điểm Điểm
1 Đảm
bảo
-Nghỉ có xin phép trước: 1 ngày trừ 1 điểm; 2 ngày trừ 2 điểm; 3 ngày trừ 4 điểm; 4 ngày trừ 6 điểm; từ 5 ngày trở lên
ngày công
0 điểm.
-Nghỉ xin phép sau: 1 ngày trừ 3 điểm; 2 ngày trừ 6 điểm; 3 ngày trở lên 0 điểm.
- Nghỉ không phép: 1 ngày trừ 5 điểm.
-Nghỉ trong chế độ không tính: kết hôn, tai nạn lao động…
10 - 02 2 Thực hiện nội qui
-Đi trễ: lần 1 trừ 1 điểm; lần 2 trừ 2 điểm; lần 3 trừ 4 điểm; lần 4 trừ 6 điểm; từ lần 5 trở lên 0 điểm.
-Các vi phạm nội quy khác: vi phạm lỗi nhẹ trừ 2 điểm; vi phạm lỗi nặng còn 0 điểm 10 - 0 3 Năng suất, định mức thực hiện
-Luôn hoàn thành vượt định mức công việc, trước thời hạn đề ra.
-Hoàn thành đúng thời hạn, định mức công việc, đảm bảo tiến độ công việc chung.
-Đạt năng suất, định mức trung bình, cần sự hỗ trợ và nỗ lực, cố gắng hơn.
-Công việc bị chậm trễ nhưng đã tăng giờ để hoàn thành. -Không đảm nhiệm nổi, bỏ dở công việc.
109 9 5 4 0 4 Chất lượng công việc, sản phẩm
-Kết quả luôn chính xác hoàn hảo.
-Làm đạt tiêu chuẩn quy định, kết quả ổn định, đáng tin cậy. -Trung bình chấp nhận được, cần sự kiểm tra giám sát kỹ hơn.
-Có sai sót lỗi nhẹ đã khắc phục kịp thời.
-Bị lỗi nghiệp vụ chuyên môn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung.
109 9 6 4 0 5 Tinh thần làm việc
-Rất nhiệt tình năng động, có sáng kiến, để xuất hiệu quả, hợp tác tập thể tốt.
-Siêng năng, chịu khó, kiên trì cải tiến được hiệu quả công việc dần dần.
-Trung bình, ít cố gắng đào sâu suy nghĩ cải tiến.
-Thụ động, chậm, ngại việc khó, sợ đụng chạm, trách nhiệm, hay nản chí.
-Hợp tác tập thể kém. Hay phân bì tính toán lợi hại. Gây mâu thuẫn nội bộ. 10 9 6 4 0
Như vậy có thể thấy công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty đã rất được chú trọng. Với số lượng lao động trong công ty là 128 người là một con số tương đối lớn, do vậy càng đòi hỏi quản lý tốt nguồn nhân lực nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể, huy động sự sáng tạo và nhiệt tình trong công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
e) Lĩnh vực quản lý chất lượng
Do đặc điểm loại hình kinh doanh chính của công ty là dịch vụ vận tải nên vấn đề quản lý chất lượng cũng rất được coi trọng. Quản lý chất lượng ở đây là công tác quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải như: đảm bảo quản lý tốt các phương tiện vận tải giảm thiểu các hư hỏng, và được vận hành với công suất tốt nhất. Các dịch vụ vận tải được thực hiện đảm bảo đúng thời gian, đúng yêu cầu, thái độ phục vụ nhiệt tình, vì lợi ích của khách hàng.
Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quá trình với nội dung chủ yếu sau: Quản lý chất lượng ở mọi khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng đó là các khâu từ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, lập kế hoạch thực hiện và cuối cùng là dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra còn kết hợp với quản trị các mục tiêu tài chính, chú trọng hơn tới lợi nhuận, coi nó là mục tiêu cuối cùng và trong quản lý chất lượng thì chú trọng đến khâu kiểm tra kết quả cuối cùng. Có sơ đồ quản lý chất lượng tại công ty như sau:
Quá trình Mục tiêu tài chính
Hỗ trợ tạo điều kiện Thưởng phạt
Đào tạo Giám sát, kiểm tra
Uỷ quyền Giao nhiệm vụ
2.3Kết luận chung về các nhân tố quản lý ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty
Qua phân tích về các nhân tố quản lý theo quá trình và quản lý theo lĩnh vực của Công ty Cổ phần vận tải đa quốc gia có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Công tác quản lý theo quá trình đã được thực hiện theo quy trình sau: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và cuối cùng là kiểm tra. Tuy các quy trình được đưa ra chưa rõ ràng nhưng xét về tổng thể thì cũng đã được thực hiện khá tốt và đem lại những kết quả tích cực. Công ty đã và đang dần tạo được vị thế vững vàng so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải.
Công tác quản lý theo lĩnh vực cũng đã được chia ra theo lĩnh vực để quản lý, tuy nhiên có một số lĩnh vực quản lý chưa được tốt lắm. Nói chung, trong các lĩnh vực quản lý có thể thấy quản lý tài chính là đạt kết quả tốt nhất, thể hiện ở việc nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm. Tiếp sau đó là hoạt động quản lý các lĩnh vực marketing, nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực và quản lý chất lượng thì nói chung là khá tốt. Trong đó thì quản lý nguồn nhân lực cần phải có điều chỉnh để có thể phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ lao động có trình độ cao và lành nghề trong công ty.
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vận tải đa quốc gia