Những nội dung cơ bản của quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia.doc.DOC (Trang 31 - 34)

2. Các nhân tố quản lý lĩnh vực

2.4.2Những nội dung cơ bản của quản lý tài chính

Nội dung của quản lý tài chính về thực chất là việc thực hiện các chức năng của quản lý tài chính và nó được thể hiện cụ thể ở việc đảm bảo đủ nguồn tài chính cho tổ chức với sự hợp lý giữa nguồn tài chính dài hạn và ngắn hạn, cũng như khả năng thanh toán cao, đảm bảo huy động vốn với chi phí thấp nhất, đảm bảo cho các nguồn vốn huy động được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Những nội dung chủ yếu của quản lý tài chính bao gồm: a) Xác định mục tiêu của quản lý tài chính

Trong hoạt động của tổ chức, trong việc hoạch định và kiểm soát tài chính, vị trí của nhà quản lý là rất quan trọng vì chỉ khi có kế hoạch đúng đắn mới đảm bảo có định hướng đúng và chỉ khi có quá trình kiểm tra tài chính mới đảm bảo cho các hành động kế hoạch được thực hiện hướng đến các mục tiêu đã đặt ra một cách có hiệu quả. Do vậy, quản lý tài chính hiện đại nhằm vào những nội dung cơ bản sau:

+ Phân tích - hoạch định và kiểm tra tài chính + Quản lý vốn luân chuyển

+ Quyết định đầu tư b) Phân tích tài chính

Phân tích tài chính thực chất là một quá trình mà nhà quản lý tài chính sử dụng các phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của một tổ chức, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nội dung của phân tích tài chính:

+ Đọc các báo cáo tài chính: bộ phận chủ yếu của báo cáo tài chính là bảng tổng kết tài sản( bảng cân đối kế toán) và báo cáo thu nhập( báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài chính vào thời điểm cuối năm. Bảng báo cáo thu nhập cho biết phương thức kinh doanh của tổ chức trong một năm và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn.

Với những nội dung cơ bản như vậy đòi hỏi nhà quản lý phải đọc được các báo cáo tài chính để có thể đưa ra những quyết định tài chính phù hợp với vị trí của mình.

+ Phân tích các tỷ số tài chính: tỷ số tài chính được chia ra làm bốn loại như sau:

Các tỷ số về khả năng thanh toán phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của tổ chức

Các tỷ số về đòn cân nợ( khả năng cân đối vốn): đòn cân nợ đuợc hiểu như là việc điều hành thông qua các khoản nợ vay( dài hạn, ngắn hạn) để khuếch đại lợi nhuận cho tổ chức. Đòn cân nợ được coi như là một chính sách tài chính có vai trò, vị trí quan trọng dùng để đo lường tỷ lệ sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ.

Các tỷ số về hoạt động: các tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn của một tổ chức bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và tổng vốn nói chung. Bởi vì kinh tế thị trường đòi hỏi phải so sánh doanh thu tiêu thụ với việc bỏ vốn vào kinh doanh, dưới các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản dự trữ, các khoản thu vì giữa các yếu tố đó đòi hỏi phải có một sự cân bằng nhất định.

Các tỷ số về doanh lợi: doanh lợi là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của tổ chức, đánh giá khả năng quản lý của một tổ chức và là yếu tố quan trọng trong sự quan tâm của các nhà đầu tư.

c) Hoạch định tài chính

Lập kế hoạch tài chính thực chất là dự toán các khoản thu, chi của ngân sách. Trên cơ sở đó để lựa chọn các phương án hoạt động tài chính cho tương lai của tổ chức và ấn định sự kiểm soát đối với các bộ phận trong tổ chức. Việc dự toán thu chi đúng đắn và có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức nói chung và việc quản lý tài chính nói riêng.

d) Kiểm tra tài chính

Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền trong lĩnh vực phân phối của nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Tổ chức kiểm tra tài chính một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản lý nắm chính xác

và toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và kiểm soát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Qua việc phân tích kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, phát hiện kịp thời những tồn tại trong kinh doanh để nhanh chóng đưa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường, khai thác tiềm lực của tổ chức, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng các dự án sản xuất kinh tế và ra các quyết định tài chính.

e) Quản lý vốn luân chuyển

Quản lý sử dụng vốn là khâu quan trọng nhất trong nội dung hoạt động của tài chính, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của một tổ chức. Quản lý và sử dụng vốn gồm nhiều khâu như xác định nhu cầu vốn, đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

f) Quyết định đầu tư tài chính

Quyết định đầu tư là một hành động chủ quan, có cân nhắc của nhà quản lý trong việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh nào đó với hy vọng là sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải đa quốc gia.doc.DOC (Trang 31 - 34)