Kế hoạch phát triển kinh tế Thủ đô và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu Mục tiêu tổng quát phát triển Thủ đô trong giai đoạn 2006-2010 nêu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.DOC (Trang 76 - 81)

I. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ, NHỮNG QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ

2.Kế hoạch phát triển kinh tế Thủ đô và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu Mục tiêu tổng quát phát triển Thủ đô trong giai đoạn 2006-2010 nêu

Mục tiêu tổng quát phát triển Thủ đô trong giai đoạn 2006-2010 nêu

rõ: “Thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố chủ động, sáng tạo phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự và an toàn xã hội; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng văn hóa người Hà Nội. Thực hiện tốt vai trờ đầu não chính trị - hành chính của cả nước và ngày càng có uy tín ở khu vực.”

Trên cơ sở mục tiêu đó, một số chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 2006-2010 của Thành phố như sau:

- Dân số tăng bình quân/năm từ 10,5-12%

- GDP bình quân đầu người đạt 2350-2500 USD

đạt 10,5-12%/năm, công nghiệp đạt 11,5-12,5%/năm, nông nghiệp đạt 2- 2,5%/năm.

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân/năm đạt 16-18%.

Trong định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

Hà Nội chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ưu tiên hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh cho kinh tế Thủ đô, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngành dịch vụ phấn đấu tăng GDP khoảng 11-12%/năm; đến năm 2010

chất lượng của hầu hết các loại hình dịch vụ, đạt mức hàng đầu cả nước, trung bình khá của khu vực và cao hơn. Tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ trình độ cao mang tính liên ngành và nền tảng dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh (các dịch vụ về giao thông vận tải, thông tin - viễn thông, tài chính - ngân hang - bảo hiểm, thương mại, khoa học công nghệ). Quan tâm các loại hình dịch vụ truyền thống có tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô: du lịch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa, nghệ thuật, thể thao,...

Xây dựng Hà Nội thành trung tâm hàng hóa bán buôn, thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ của Hà Nội cả ở trong và ngoài nước. Hình thành các tập đoàn và công ty lớn kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại, hoàn chỉnh hệ thống chợ.

Tiếp tục giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc. Phấn đấu tăng trưởng doanh thu bình quân 17%/năm, trong đó khách sạn nhà hàng là 16%/năm; lượng du khách quốc tế tăng bình quân 16%/năm, khách du lịch nội địa tăng bình quân 12%/năm, đến năm 2010 Hà Nội đón tiếp 7 triệu du khách, trong đó 1,6 triệu du khách nước ngoài.

chính, tiến tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước.

Xây dựng thủ đô thành trung tâm hàng đầu cả nước về dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, xuất bản, thể dục thể thao chất lượng cao, trình độ cao.

Ngành công nghiệp: Tiếp tục chủ trương phát triển công nghiệp có chọn

lọc, công nghiệp công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liêu mới), tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm mà Hà Nội có lợi thế, có thương hiệu.

Các nhóm ngành công nghệ chủ lực của Hà Nội trong giai đoạn 2006- 2010 được xác định là: Điện tử - công nghệ thông tin và phần mềm, Cơ - kim khí, Dệt may trang phục cao cấp, Chế biến thực phẩm và nông sản, Sản xuất vật liệu xây dựng và trang trí nội thất cao cấp. Ngành điện tử - công nghệ thông tin phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 19 - 20%/năm; Ngành cơ kim khí là 16-17%/năm; Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là 13,5%-14,5%/năm. Ngoài ra, Thành phố khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp khác có hiệu quả như dược phẩm, mỹ phẩm...

Trên cơ sở các nhóm ngành công nghiệp chủ lực, trong kế hoạch hàng năm Thành phố xác định các nhóm sản phẩm chủ lực để xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên hỗ trợ phù hợp với khả năng của Thành phố, quy định của Chính phủ và thông lệ quốc tế trong giai đoạn 2006-2010 là:

+ Nhóm sản phẩm công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin và phần mềm: các sản phẩm linh kiện điện tử, thiết bị kỹ thuật số, phần cứng máy tính, máy in, thiết bị kết hợp truyền thống và viễn thông, các bo mạch điện tử và bán dẫn, các phần mềm điều khiển tự động cho các máy công cụ CNC, phần mềm chuyên dụng, sản phẩm khuôn mẫu...

máy, thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế, sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, sản phẩm cơ kim khí tiêu dùng...

+ Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí nội thất; các sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp, đặc biệt là các vật liệu trong trí và hoàn thiện, vật liệu nhẹ, sứ vệ sinh, gạch ceramic...

+ Nhóm sản phẩm khác: may thời trnag, thể thao thời trang, bìa (chai, lon), bánh kẹo các loại, thịt gia súc - gia cầm chế biến, chế biến hoa quả...

Phát triển các khu công nghiệp (đã có 6 khu) với tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường là mục tiêu cao nhất, ưu tiên thu hút các ngành nghề có trình độ công nghệ cao, không đòi hỏi sử dụng nhiều đất, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Ngành nông nghiệp: Tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn theo

hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái; nông nghiệp dịch vụ gắn với việc bảo vệ cảnh quan môi trường. Hình thành vùng nông nghiệp ổn định, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất tập trung.

Về các thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế tư nhân, và khu vực kinh

tế có vốn đầu tư nước ngoài cần được quan tâm, tạo môi trường phát triển mạnh và là khâu đột phá trong 5 năm tới (xét về thành phần kinh tế). Hoàn thành kế hoạch sắp xếp và củng cố DN nhà nước theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Khuyến khích sự liên doanh giữa tư nhân với Nhà nước, giữa tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài. Phát triển những tập đoàn kinh tế mạnh của Hà Nội để đủ sức cạnh tranh trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Về lâu dài tiến tới xóa bỏ khái niệm doanh nghiệp của Trung ương, doanh nghiệp của địa phương để thống nhất quản lý hoặc phối hợp với cơ quan Trung ương quản lý chung toàn bộ các hoạt động kinh tế đầu tư trên địa bàn Hà Nội.

điểm tự nhiên, sông Hồng đã tạo ra cấu trúc 2 vùng kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội. Khu vực phía nam sông Hồng (khu vực hữu ngạn sông Hồng). Định hướng phát triển khu vực nam sông Hồng trong tương lai tập trung vào phát triển đô thị và dịch vụ, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực dịch vụ trình độ cao hiện đại như tài chính, tiền tệ, ngân hàng, dịch vụ thương mại, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, du lịch, các dịch vụ hành chính, xuất nhập khẩu và các dịch vụ đô thị khác. Khu vực phía bắc sông Hồng là khu vực chưa phát triển của thành phố. Định hướng sẽ phát triển công nghiệp và đô thị. Trên cơ sở hiện có sẽ đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất.

*****

Những định hướng, quan điểm, kế hoạch phát triển thủ đô trong giai đoạn tới cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế của Thủ đô những năm 2006- 2010 là rất tích cực. Đó là cơ sở để đề ra các chủ trương, phương hướng, mục tiêu thu ngân sách trong thời gian tới, cũng như đề ra các biện pháp nhằm tăng cường công tác thu ngân sách.

Những quan điểm, định hướng, mục tiêu thu ngân sách thành phố giai đoạn 2006-2010 được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ

XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội: “Đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý

tài chính công, tài chính đô thị; nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Chỉ đạo thu ngân sách nhà nước đảm bảo thu đúng, thu đủ, có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu; thu ngân sách trên địa bàn tăng 10-11%/năm, có các giải pháp tích cực để có mức thu cao hơn. Tiếp tục mở rộng phân cấp quản lý kinh tế - xã hội gắn với phân cấp thu, chi ngân sách cho quận huyện và cơ sở. Xử lý nghiêm các hành động vi phạm Luật Ngân sách Nhà nước”. Trong giai đoạn

2006-2010, Hà Nội phấn đấu thực hiện đúng quy định tại Khoản g, Điều 4, Luật NSNN: “sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân

sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách nhà nước”; thúc đẩy thực hành tiết kiệm chống lãng phí, cải cách hành chính

nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. Thu ngân sách giai đoạn tới phấn đấu đạt gấp 2 lần giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trên 12-14%/năm, chiếm trên 40% GDP, dự kiến nhiệm vụ thu được căn cứ trên cơ sở chế độ thu, chính sách đối với những hình thức động viên, những thay đổi dự kiến, và những biến động về cơ cấu thu theo xu hướng hội nhập, và sự phát triển của nền kinh tế.

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế trong thời gian tới là:

+ Tăng cường công tác quản lý thu trên tất cả các lĩnh vực, coi trọng những lĩnh vực còn thất thu như khu vực dân doanh, phí và lệ phí, các khoản thu liên quan đến đất đai, phấn đấu hoàn thành vượt mức ít nhất là 5% dự toán thu NSNN mà Bộ Tài chính giao.

+ Đẩy mạnh tiến trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế theo đúng lộ trình. Tiếp tục cải cách hành chính, đảm bảo việc giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn, không gây phiền hà; kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao năng lực thực thi công vụ, phẩm chất đạo đức.

+ Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế, lấy kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ thuế, đôn đốc thu hồi nợ thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế của tập thể, cá nhân cán bộ.

II. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH Ở HÀ NỘI GIAI

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.DOC (Trang 76 - 81)