Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo từng khoản mục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.DOC (Trang 47 - 49)

II. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001-

2.Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo từng khoản mục

khoản mục

Trong nghiên cứu về mức thu ngân sách, thông thường chúng ta rất quan tâm đến tỷ lệ động viên từ GDP vào NSNN, đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu các nguồn thu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu công tác thu ngân sách của thành phố Hà Nội, do giới hạn phạm vi lãnh thổ không đồng nhất với giới hạn các nguồn thu. Ví dụ, nhiều công ty, doanh nghiệp nhà nước tuy không nằm trên địa bàn Hà Nội, cũng có nghĩa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó không được tính vào GDP thành phố, nhưng lại đóng thuế trên địa bàn, do vậy là một nguồn thu của ngân sách nhà nước. Vì thế, luận văn không lấy tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách để đánh giá công tác

thu. Tính hợp lý trong cơ cấu nguồn thu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quan điểm giải quyết mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng, định hướng khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực,... do vậy luận văn không đi sâu nghiên cứu cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn, mà chỉ xem xét cơ cấu nguồn thu trên một số khoản mục trong mối quan hệ với cơ cấu GDP của thành phố.

Ở phần trên, luận văn đã khái quát tình hình thu ngân sách trong giai đoạn 2001-2005, trong phần này, luận văn sẽ phân tích từng năm thực hiện ngân sách theo từng khoản mục thu, từ đó tìm hiểu nguyên nhân gây ra những biến động trong từng lĩnh vực.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn chia theo nguồn bao gồm thu nội địa (trừ dầu thô), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô (là khoản thu đặc biệt của NSNN, nộp 100% vào NSTƯ). Thu nội địa bao gồm: thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (thu từ DNNN trung ương, DNNN địa phương, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN ngoài nhà nước); thu từ nhà và đất; thu từ phí, lệ phí; và các khoản thu khác như sổ xố kiến thiết, sự nghiệp,...

Bảng 4: Kết quả thu NS trên địa bàn Hà Nội theo từng khoản mục

Đơn vị: tỷ đồng

2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân

Tổng 8719.9 11782.2 12862.9 14924.2 14640.2 12585.9

I. Thu từ XNK 1094.0 1587.6 1689.0 1924.0 1443.3 1547.6

II. Thu nội địa 7625.0 10193.2 10310.1 11758.2 12073.2 10392

Thu từ hoạt động

SXKD 5341.4 7198.9 7485.3 8192.9 8706.7 7385.0

Thu từ nhà và đất 290.6 372.2 765.8 1301.7 1222.2 790.5 Thu từ phí, lệ phí 560.2 955.9 942.9 1143.5 1128.9 946.3 Thu nội địa khác 2283.4 1666.2 1116.1 1120.2 1015.5 1440.3

III. Thu từ dầu thô 862.7 1241.6 1020.6 625.0

Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Quyết toán ngân sách thành phố hàng năm

Thu nội địa trong 5 năm qua vẫn là khoản thu cơ bản của NSNN trên

1996-2000, với tốc độ tăng hàng năm 12,68%, ít biến động và là nguồn thu cơ bản, có tính chất bền vững. Thu nội địa bao gồm các khoản: thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ phí và lệ phí, thu từ nhà và đất, và nhiều khoản thu khác. Mỗi khoản thu có những đặc điểm, tính chất khác nhau, nên việc quản lý, thực hiện công tác thu đối với mỗi khoản cũng có những đặc trưng riêng. Trong các khoản thu đó, thu từ hoạt động sản xuất được xem như quan trọng nhất và gắn với sự phát triển kinh tế. Hình dưới đây cho thấy cơ cấu thu NSNN trên địa bàn.

Hình 3: Cơ cấu nguồn thu ngân sách giai đoạn 2001-2005 Thu từ hoạt động SXKD, 58.68% I. Thu từ XNK, 12.30%

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.DOC (Trang 47 - 49)