III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH
2. Kiện toàn hệ thống cơ chế, chính sách thu ngân sách
Thực hiện chiến lược cải cách thuế theo Quyết định 201/2004QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2006-2010, ngành Thuế tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế theo hướng mở rộng diện chịu thuế đồng bộ với việc định các mức thuế suất hợp lý, đảm bảo hiệu quả, công bằng bình đẳng, công khai minh bạch, phục vụ tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước.
Về cơ bản, pháp luật, luật thuế là những lĩnh vực thuộc thẩm quyền nhà nước, thành phố không can thiệp được. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, thành phố cần chủ động trong phân cấp quản lý nguồn thu. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi là vấn đề trọng tâm của cơ chế phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Cả lý luận và thực nghiệm ở các nước, cũng như trong quan điểm, đường lối của Đảng ta đều cho thấy trong phân cấp quản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải luôn đảm bảo cho ngân sách cấp trên giữ vai trò chủ đạo, đảm nhận những nhiệm vụ chi chính và quan trọng để thực hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đảm bảo sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các vùng, các ngành trình độ, bước đi thích hợp.
Trên cơ sở đó, thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh phân cấp nguồn thu theo các hướng:
yếu của các cấp ngân sách. Vì vậy, cần phân cấp mạnh hơn về nguồn thu này cho ngân sách các cấp quận huyện để khuyến khích chính quyền các cấp làm chủ ngân sách cấp mình. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho ngân sách cấp huyện, xã và tương đương trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại... Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay phân chia theo tỷ lệ % cho 3 cấp (thành phố, huyện, xã) thành phố nên mạnh dạn phân cho cấp huyện, xã để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm đến các nguồn thu này, đầu tư tại chỗ để phát triển kinh tế địa phương, nhất là cho nông nghiệp, nông thôn.
Trong quản lý ngân sách địa phương, có thể phân tổ thành 2 loại: loại thứ nhất thuộc diện phải bổ sung cân đối thì phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn và để lại 100% cho địa phương; loại thứ hai thuộc diện có khả năng cân đối cũng phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn (một số khoản thu đặc thù của trung ương như dầu khí, hàng không,... của thành phố như tiền cho thuê đất, xổ số kiến thiết...) nhưng theo một tỷ lệ quy định. Thực hiện cơ chế này sẽ có ưu điểm cơ bản là tạo nguồn lực cho ngân sách địa phương một cách đầy đủ, qua đó phản ánh thực chất cân đối của địa phương, địa phương sẽ thấy rõ tiềm lực tài chính của mình để chủ động phấn đấu. Đồng thời, các địa phương cũng quan tâm đầu tư đến các nguồn thu, giảm các khoản thu luân chuyển lòng vòng trong quản lý NSNN, có nguy cơ thất thu do tiêu cực nảy sinh. Như vậy, trong phân cấp nguồn thu ngân sách, luận văn mạnh dạn đề xuất:
+ Đảm bảo phân cấp nguồn thu phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội. Điều này thành phố cũng đã thực hiện khá tốt trong những năm qua.
+ Phân cấp cho địa phương đảm nhận thu (kết hợp với phân cấp nhiệm vụ chi) từ những hàng hóa dịch vụ công cộng cấp địa phương như nhà ở công cộng, cấp nước, cơ sở hạ tầng nông thôn,...
huyện và xã, nhằm để các cấp quan tâm đến các nguồn thu này.
+ Tiếp tục chuyển một số khoản thu từ doanh nghiệp tư nhân, dịch vụ, thương nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh cá thể,... về Chi cục Thuế quận huyện quản lý.
+ Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất xóa bỏ cơ chế thưởng vượt thu như hiện tại (thưởng 50% số vượt thu cho ngân sách quận huyện). Bởi lẽ nhiệm vụ thu vốn dĩ là trách nhiệm của các cấp chính quyền. Thưởng vượt thu có thể phần nào khuyến khích các cấp chính quyền tích cực hơn. Nhưng theo quan điểm của luận văn, việc khuyến khích này là không cần thiết, cần có những cách khuyến khích khác như phân cấp nhiều hơn chẳng hạn. Thêm vào đó, việc sử dụng các khoản vượt thu không được kiểm soát dễ dẫn tới tiêu cực, gây lãng phí. Các khoản vượt thu cần được tiết kiệm vào ngân sách thành phố để tập trung cho những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch.
Đổi mới cơ chế thu thuế, để các doanh nghiệp tự kê khai tự nộp thuế.
Quy trình nộp thuế hiện nay được thực hiện như sau: DN tự tính toán, kê khai với cơ quan thuế, cơ quan thuế tiến hành thẩm tra và thông báo thuế xuống DN, các DN theo số thuế được thông báo mà tiến hành nộp thuế. Đây tưởng như một cơ chế thu chặt chẽ nhưng trên thực tế lại tỏ ra kém hiệu quả. Từ khi DN kê khai đến khi cơ quan thuế ra thông báo thuế và DN tiến hành nộp thuế chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn là khép lại một chu trình thu. Một cơ quan thu thuế thực hiện theo cơ chế này sẽ phải đảm đương một khối lượng quá lớn các công việc nếu muốn làm tốt công tác thanh kiểm tra việc kê khai thuế của các DN. Trên thực tế, đòi hỏi này là quá sức đối với cơ quan thuế. Việc thanh kiểm tra của cơ quan thu thuế vì thế chỉ mang tính hình thức, hiệu quả công việc không cao. Kết thúc một quy trình nộp thuế, coi như việc thu nộp đã hoàn tất. Quy trình này vừa gây phiền hà, vừa kém hiệu quả lại vừa tạo cơ hội phát sinh những tiêu cực trong đội ngũ cán bộ thu. Thời gian qua, Nhà nước và thành phố Hà Nội đã tiến hành thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp, kết
quả rất thành công. Với cơ chế mới, việc DN đã nộp thuế thì quy trình quản lý vẫn chưa kết thúc, còn công tác hậu kiểm của các cơ quan chức năng. Việc hậu kiểm vừa giảm bớt gánh nặng công việc cho cơ quan thu, từ đó nâng cao chất lượng công tác thanh kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN; lại vừa mang lại sự tiện lợi cho đối tượng nộp thuế; đặc biệt là tăng trách nhiệm của các DN trong việc kê khai và nộp thuế, mang lại kết quả thu đúng hơn, sát thực tế tình hình phát triển của DN hơn. Hậu kiểm chọn mẫu các DN sẽ giúp giảm gánh nặng và nâng cao hiệu quả công tác thành kiểm tra.
Cùng với các biện pháp thay đổi cơ chế thu ngân sách, còn rất cần nhiều biện pháp khác nhằm thực hiện được tốt cơ chế này như: nâng cao năng lực, trình độ quản lý... sẽ được trình bày ở phần sau.