Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo sắc thuế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.DOC (Trang 60 - 63)

III. Thu từ dầu thô, 4.97%

3. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo sắc thuế

Từ năm 1990 đến năm 2002, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đã qua 2 lần cải cách. Cải cách thuế bước một 1990-1995 và cải cách thuế bước hai 1996-2000. Bước vào giai đoạn 2001-2005 các chính sách thuế đã có nhiều cải tiến. Nhờ đó kết quả thu ngân sách của thành phố đạt nhiều thành tựu trong những năm qua.

Bảng 8: Thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo sắc thuế

Đơn vị: tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng thu 8719.90 11782.20 12862.90 14924.20 14640.20 Thuế GTGT 1423.80 1772.00 2100.44 1968.49 2085.98 Thuế TTĐB 396.48 446.50 531.77 707.10 719.52 Thuế XNK 764.00 964.00 1081.00 1188.10 864.10 Thuế thu nhập DN 4126.48 4700.34 4691.48 5385.50 5689.01 Thuế thu nhập (người

có thu nhập cao) 268.49 246.50 299.75 335.77 383.46 Các Thuế khác 62.81 64.14 110.80 138.09 293.00 Phí, lệ phí 835.05 949.15 977.59 1147.69 933.48 Thu khác 842.79 2639.57 3070.07 4053.46 3671.63

Nguồn:Tính toán từ Báo cáo của Cục thuế Hà Nội

Bảng 9: Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo sắc thuế

Đơn vị: %

2002 2003 2004 2005 Bình quân

Thuế GTGT 24.46 18.53 -6.28 5.97% 10.67

Thuế TTĐB 12.61 19.10 32.97 1.76 16.61

Thuế XNK 26.18 12.14 9.91 -27.27 5.24

Thuế thu nhập DN 13.91 -0.19 14.79 5.64 8.54

Thuế thu nhập (người

có thu nhập cao) -8.19 21.60 12.02 14.20 9.91

Các Thuế khác 2.11 72.75 24.63 112.18 52.92

Phí, lệ phí 13.66 3.00 17.40 -18.66 3.85

Thu khác 213.19 16.31 32.03 -9.42 63.03

Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Cục Thuế Hà Nội

Thu từ Thuế giá trị gia tăng (VAT) kể từ khi được áp dụng từ năm 1999 đến nay chiếm 15% tổng số thu NSNN trên địa bàn. Trong đó, thu từ thuế VAT sản xuất trong nước chiếm 10-11%, từ thuế VAT hàng xuất nhập khẩu là 4-5%. Bình quân mỗi năm đạt 1870 tỷ đồng, với tốc độ tăng 10,67%/năm.

Thu thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 39,08% tổng thu, bình quân tăng 8,54%, trong đó có năm 2003 số thu giảm 0,19% do nhiều đối tượng nộp thuế chuyển sang thu nộp ở tỉnh khác làm giảm nguồn thu. Năm 2004, năm 2005 số đối tượng thu khá ổn định và tình hình hoạt động kinh doanh đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhưng do mức thuế suất giảm từ 32% xuống 28% đối với các doanh nghiệp nhà nước nên số thu tăng cao trong năm 2004 (14,79%) rồi chỉ đạt 5,64% năm 2005. Giá cả tăng cao đột biến trong năm 2005 cũng là nguyên nhân dân đến thu từ thu nhập doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng thấp.

Trong những năm qua, gian lận thuế VAT diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân là do trong quy trình tự kê khai, tự tính thuế còn có những kẽ hở, cơ chế quản lý hóa đơn chưa chặt chẽ, nhiều DN có ý thức chấp hành pháp luật kém đã lợi dụng gây thất thu lớn cho NSNN. Những mánh khóe, thủ đoạn được các DN sử dụng như:

+ Mua bán hóa đơn của những “công ty ma”, lợi dụng cơ chế thông thoáng của Luật Doanh nghiệp thành lập công ty chỉ để bán hóa đơn, sau đó giải thể trốn tránh pháp luật.

+ Lợi dụng khách hàng thiếu quan tâm đến hóa đơn để bán hàng không hóa đơn, kê khai thuế GTGT đầu ra thấp, doanh thu thấp để trốn thuế. Một số DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn của các đơn vị đã bỏ trốn để hợp

thức hóa GTGT đầu vào được khấu trừ nhằm chiếm dụng tiền thuế GTGT. + Bán hàng ghi địa chỉ người mua không trung thực, giá bán cho đối tượng không có mã số thuế thấp hơn nhiều so với bán cho các đối tượng có mã số thuế, có địa chỉ rõ ràng... gây khó khăn phức tạp cho ngành thuế trong công tác quản lý, đối chiếu, xác minh hóa đơn.

+ Nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh ôtô, xe gắn máy, hàng điện tử, điện lạnh, máy tính... thường lợi dụng tâm lý khách hàng không mấy quan tâm nội dung hóa đơn để ghi hóa đơn thấp hơn giá thực tế, đồng thời làm giảm số lợi nhuận kê khai với cơ quan thuế, gây thất thoát thu lớn.

+ Nạn buôn lậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thu.

Qua tìm hiểu và được biết, Hà Nội hiện chưa có những điều tra chính

thức nào về tỷ lệ phần trăm thất thu thuế là bao nhiêu, nhưng những phân tích

trên cũng giúp đưa đến kết luận về một tỷ lệ thất thu “tương đối lớn”. Đối diện với thực trạng trốn thuế, gian lận thuế diễn biến rất phức tạp, công tác quản lý thu thuế còn nhiều hạn chế. Các đối tượng cá nhân, hộ kinh doanh còn bỏ sót nhiều vì không theo kịp biến động tăng giảm. Doanh số hộ kinh doanh để xác định mức thuế còn thấp, chưa điều tra, rà soát kỹ lưỡng, chưa có sự đối chiếu chéo giữa các địa bàn để điều chỉnh doanh số ấn định cho phù hợp, cùng một ngành nghề, cùng một quy mô kinh doanh, trên cùng một địa bàn nhưng mức thuế còn chênh lệch lớn. việc kiểm tra kê khai thuế GTGT của các DN, hộ thu theo kê khai chưa làm được nhiều, chủ yếu vẫn thu theo kê khai mà chưa có sự kiểm tra số thực tế, thất thu thuế còn khá phổ biến.

Việc rà soát thuế TNDN còn chưa tốt. Mức tính thuế vẫn còn quá nhỏ so với số thực tế, chưa tương xứng tốc độ phát triển, quy mô kinh doanh.

Thu thuế thu nhập cá nhân là khoản thu giàu tiềm năng. Là Thủ đô của

đất nước, mật độ dân đông, thu nhập của người dân thuộc mức cao nhất cả nước, tiềm năng thu thuế thu nhập cá nhân là khá lớn. Trong giai đoạn qua, mặc dù đã 2 lần nâng mức thu nhập chịu thuế (năm 2002 nâng từ 2 triệu lên 3 triệu, năm 2005 nâng từ 3 lên 5 triệu), nhưng số thu từ thuế thu nhập cá nhân người có thu nhập cao vẫn tăng gần 10%/năm (năm 2002 giảm 8,19%), chiếm trên 2,3% tổng thu ngân sách. Con số này phản ánh những nỗ lực của thành phố trong việc quản lý đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, thực tế, cơ chế chính

sách thu cũng như cách thức quản lý thu nhập còn lạc hậu, nên còn thất thu lớn. Nhiều đối tượng nộp thuế còn chưa bao quát hết, điển hình như: ca sỹ, diễn viên, cầu thủ, người môi giới mua bán bất động sản, nhà đất, thu nhập dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân,... là những đối tượng chưa quản lý tốt được.

Thu thuế XNK trong 5 năm qua đạt mức tăng bình quân 5,24%/năm, là khoản thu chiếm bình quân 7,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, số thu từ thuế XNK cũng giảm mạnh, năm 2001 số thu còn chiếm tới 8,76% tổng thu NSNN thì đến năm 2005 chỉ còn chiếm 5,47%. Điều này phản ánh xu hướng giảm mạnh của nguồn thu này trong những năm hội nhập sắp tới. Khi mà Việt Nam hoàn thành gia nhập AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO thì khoản thu từ XNK sẽ còn giảm mạnh hơn nữa. Thực tế công tác thu ngân sách từ khu vực này trong nhiều năm qua cũng còn những bất cập nhất định. Nạn buôn lậu vẫn còn phổ biến, gian lận và tiêu cực của ngành Hải quan cũng gây thiệt hại lớn đến thu thuế XNK của thành phố.

Nhìn chung, trong các loại thuế thì thuế TNDN vẫn là số thu chủ yếu, thuế GTGT cũng đóng góp lớn vào thu NSNN, tuy nhiên, số thu từ thuế thu nhập của người có thu nhập cao còn chưa tương xứng tiềm năng. Trong giai đoạn tới, theo xu hướng tăng khai thác từ thuế trực thu, giảm các loại thuế gián thu như thuế GTGT, TTĐB, thì các khoản thu từ thu nhập và tài sản rất cần được thành phố quan tâm và tập trung quản lý.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.DOC (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w