Quy định về các khoản thu ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.DOC (Trang 25 - 27)

II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.1.1.Quy định về các khoản thu ngân sách địa phương

2. Các quy định hiện hành trong lĩnh vực thu ngân sách

2.1.1.Quy định về các khoản thu ngân sách địa phương

Các khoản thu, nguồn thu của Ngân sách thành phố Hà Nội được quy định tại Điều 10 Chương 2, Quyết định số 134/2003/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội, căn cứ vào điều 32, chương 3, Luật Ngân sách Nhà nước 2002 qui định về các khoản thu của ngân sách địa phương.

Các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội được để lại 100%: (18 khoản)

- Thuế nhà, đất;

- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; - Thuế môn bài;

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất; - Thuế sử dụng đất nông nghiệp; - Tiền sử dụng đất;

- Tiền cho thuê đất;

- Tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu của Nhà nước; - Lệ phí trước bạ;

- Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;

- Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước; - Thu kết dư ngân sách địa phương;

- Thu bổ sung từ ngân sách trung ương;

- Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

Các khoản thu ngân sách Thành phố hưởng theo tỷ lệ phần trăm gồm:

- Thuế giá trị gia tăng (không kể các khoản trên);

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể các khoản trên); - Thuế thu nhập cá nhân của người có thu nhập cao;

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, trừ lĩnh vực dầu, khí; - Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa trong nước;

- Phí xăng, dầu.

Trên cơ sở các khoản thu trên, Thành phố (Hội đồng nhân dân) sẽ phân cấp cụ thể nguồn thu cho từng cấp chính quyền địa phương theo nguyên tắc:

- Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;

- Trong các khoản thu của ngân sách thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất;

- Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương sẽ được Hội đồng nhân dân quyết định theo các căn cứ trên.

Những quy định mới của Luật Ngân sách đã mang lại quyền chủ động cho chính quyền thành phố Hà Nội cũng như các địa phương khác trong việc

phân cấp, tổ chức thực hiện thu một cách hiệu quả, phù hợp đặc điểm từng địa phương.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010.DOC (Trang 25 - 27)