Cấm xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.DOC (Trang 54)

Hầu hết những mặt hàng cấm xuất khẩu và nhập khẩu do Việt Nam chính thức công bố đều có thể biện minh theo Điều XX và Điều XXI, Hiệp định chung về thuế quan và thơng mại (GATT) 1994. Chẳng hạn, cấm xuất nhập khẩu vũ khí, đạn dợc, vật liệu nổ có thể biện minh vì lý do an ninh theo Điều XXI, GATT 1994. Cấm nhập khẩu đồ cổ theo Điều khoản (f), các loại ma túy theo Điều khoản (b) của Điều XX. Cấm nhập khẩu thuốc lá điếu có thể phù hợp với Điều khoản (b) Điều XX vì lý do bảo vệ sức khoẻ con ngời, nhng không thể biện minh đợc theo Điều III, GATT 1994 về không phân biệt đối xử. Ngành sản xuất thuốc lá của Việt Nam có doanh thu khá lớn và có cả doanh nghiệp liên doanh sản xuất thuốc lá với nớc ngoài. Cấm nhập khẩu thuốc lá điếu trong khi vẫn cho nhập khẩu một số nguyên liệu sản xuất thuốc lá làm cho lý do bảo vệ sức khoẻ con ngời và môi trờng tỏ ra có ít giá trị so với lập luận bảo vệ sản xuất trong nớc.

Các mặt hàng trong danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ đợc phép xuất khẩu, nhập khẩu trong trờng hợp đặc biệt khi đợc phép của Thủ tớng Chính phủ. Trên thực tế, thì ngoài các mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, hàng năm tuỳ theo tình hình sản xuất trong nớc mà các cơ quan chức năng có thể quy định cấm nhập một số mặt hàng khác nhằm bảo vệ sản xuất trong nớc (những mặt hàng này có thể thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện). Thay vì gọi là cấm nhập, hành động này đợc gọi là "cha nhập" hay "ngừng nhập khẩu tạm thời". Cách điều hành kiểu này rõ ràng là không tạo thuận lợi cho kinh doanh thơng mại và khó có thể biện minh theo bất kỳ điều khoản nào của WTO.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.DOC (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w