Các biện pháp quản lý định lợng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.DOC (Trang 80 - 84)

- Nhóm B gồm: Xe 2,3 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ; ph ơng tiện vận chuyển hành khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

a. Các biện pháp quản lý định lợng

(Bao gồm các biện pháp cấm xuất nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu).

Về các biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Do theo nguyên tắc chung, WTO không yêu cầu loại bỏ hoàn toàn các biện pháp cấm kinh doanh, cấm nhập khẩu, nhng đòi hỏi phải công khai hóa những quy 86

định này và các biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu phải biện minh đợc tính hợp lý của nó. Vì thế, trớc mắt, Việt Nam cần rà soát lại, có thể giảm bớt danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của mình, song vẫn giữ lại những sản phẩm cần thiết phải quản lý xuất nhập khẩu bằng biện pháp này nếu có thể biện minh đợc. Với những sản phẩm không cần thiết hoặc không thể biện minh đợc nên chuyển sang bảo hộ bằng các biện pháp khác. Ví dụ nh:

- Thứ nhất: Giữ lại trong danh mục các mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu những hàng hóa sau:

+ Vũ khí đạn dợc, vật liệu nổ, trang thiết bị quân sự. Điều này phù hợp và có thể lý giải đợc tính hợp lý vì chúng đều là những sản phẩm có liên quan đến an ninh quốc gia.

+ Các loại ma tuý, hóa chất độc. Điều này phù hợp vì mặt hàng này liên quan đến sức khoẻ của con ngời.

+ Pháo các loại, sản phẩm văn hóa đồi truỵ, đồ chơi trẻ em có ảnh hởng xấu tới giáo dục nhân cách và trật tự an toàn xã hội. Điều này cũng phù hợp vì có thể biện minh đợc tính hợp lý vì việc cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu những mặt hàng này nhằm mục đích bảo vệ con ngời và môi sinh, bảo vệc đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa.

+ Các loại máy mã chuyên dụng và các chơng trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nớc -Điều này phù hợp vì đây là những sản phẩm có liên quan đến an ninh quốc gia.

- Thứ hai: Một số mặt hàng có thể cần phải đa ra khỏi danh sách những mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nh:

+ Thuốc lá điếu, xì gà, và các dạng thuốc lá thành phẩm khác - việc cấm nhập khẩu những mặt hàng này không phù hợp với quy định của WTO và chúng ta cũng không thể đa ra những biện minh hợp lý cho việc bảo hộ chúng, vì vậy nên chuyển sang quản lý bằng hạn ngạch thuế quan theo mức tiếp cận thị trờng tối thiểu.

+ Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (hàng dệt may, giầy dép, quần áo); Hàng điện lạnh, hàng điện tử, hàng điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thuỷ tinh, kim loại, nhựa cao su, chất dẻo và chất liệu khác; Vật t, phơng tiện đã qua sử dụng (máy, khung săm, lốp, phụ tùng động cơ, đã qua sử dụng của ôtô, máy kéo và xe hai bánh, ba bánh gắn máy, động cơ đốt trong đã qua 87

sử dụng, xe đạp đã qua sử dụng, ô tô cứu thơng đã qua sử dụng...). Việc cấm nhập khẩu những mặt hàng này không phù hợp với nguyên tắc của WTO và chúng ta không biện minh đợc. Vì vậy, có thể chuyển sang quản lý nhập khẩu bằng biện pháp cấp phép không tự động, hoặc đặt ra các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, môi trờng... để hạn chế nhập khẩu.

- Thứ ba: Một số mặt hàng khác trong danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu có thể chuyển sang danh mục nhập khẩu có điều kiện, tức theo các quy định riêng của Chính phủ, nh vậy sẽ phù hợp với các yêu cầu của WTO hơn, chẳng hạn nh : sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole, phơng tiện vận tải hay lái nghịch, các phơng tiện chuyên dùng hoạt động trong phạm vi hẹp...

Danh mục những hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, xuất nhập khẩu có điều kiện đều phải công bố công khai, rộng rãi cho các đối tợng biết trớc hàng năm và có thể công bố một cách ổn định cho nhiều năm.

Về hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu

WTO chủ trơng loại bỏ hạn chế số lợng xuất khẩu, nhập khẩu bằng hạn ngạch, tuy nhiên, nếu vì những lý do cụ thể hợp lý vào đó cần phải áp dụng hạn ngạch để hạn chế số lợng hàng hóa xuất nhập khẩu thì phải công bố công khai rõ ràng về số l- ợng, về điều kiện đợc phân bổ hạn ngạch, không đợc phân biệt đối xử. Những nớc xin gia nhập WTO phải cam kết và đa ra lộ trình loại bỏ việc sử dụng hạn ngạch.

ở Việt Nam, về danh nghĩa, chúng ta đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch nhập khẩu từ năm 1994. Tuy nhiên đối với những mặt hàng có liên quan tới cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân và một số hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn có những quy định về số l- ợng hoặc giá trị đợc nhập khẩu hàng năm. Về thực chất đây là các “ hạn ngạch mềm” và việc sử dụng những hạn chế định lợng này là điều trái với các quy định của WTO. Vì vậy, Việt Nam cần rà soát lại, hạn chế và loại bỏ việc sử dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu loại này. Tuy nhiên vì trong những trờng hợp đặc biệt, WTO vẫn cho phép các nớc đợc sử dụng những biện pháp hạn chế nhập khẩu (trong đó có hạn nghạch), cho nên Việt Nam nên sớm ban hành những văn bản pháp quy về các biện pháp tình huống nh tự vệ, hạn chế nhập khẩu để bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ an ninh lơng thực,... phù hợp với chuẩn mực của WTO, để có thể tái lập chế độ hạn nghạch khi cần thiết. Riêng đối với lĩnh vực hàng nông sản, một lĩnh vực nhạy cảm mà nhiều nớc, kể cả những nớc công nghiệp phát triển luôn tìm mọi biện pháp để 88

bảo hộ, Việt Nam cần phải có những biện pháp bảo hộ thích hợp của mình. ở lĩnh vực này, chúng ta nên áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm nh: rau quả, thuỷ sản, ngô hạt, ngô xay, đậu tơng, lạc da, dầu thực vật, muối ăn, gạo, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt bò, thịt lợn, thịt gà,... Nếu thấy cần thiết ta có thể áp dụng ngay các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với những sản phẩm nông nghiệp trên, trớc khi đàm phán với WTO, sau đó sẽ cam kết giảm dần theo yêu cầu của WTO.

Đối với hoạt động xuất khẩu, hiện nay Việt Nam đang duy trì chế độ hạn ngạch xuất khẩu cho hàng dệt may. Đây là mức hạn ngạch do phía nớc ngoài đặt ra cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần cải tiến chế độ phân bổ hạn ngạch theo hớng tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch hơn nữa, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi phần kinh tế tham gia một cách bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử.

.Về cấp phép xuất nhập khẩu

WTO yêu cầu các nớc chủ động xoá bỏ dần những quy định về giấy phép xuất nhập khẩu gây trở ngại cho hoạt động thơng mại, nhng không phản đối việc cấp phép xuất nhập khẩu vì mục đích theo dõi, thống kê của Nhà nớc và những trờng hợp thật cần thiết phải quản lý xuất nhập khẩu bằng giấy phép (ví dụ nh với những mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện). Tuy nhiên WTO yêu cầu, nếu vì điều kiện cụ thể nào đó phải áp dụng hình thức cấp phép xuất nhập khẩu thì phải công bố rõ ràng mọi quy định, điều kiện cho việc cấp phép xuất nhập khẩu đó cam kết thực hiện một cách công bằng, không phân biệt đối xử không gây cản trở cho thơng mại có tính bảo hộ bất hợp lý cho sản xuất trong nớc.

Trong quá trình đổi mới, mở cửa nền kinh tế những quy định về cấp phép xuất nhập khẩu đã có nhiều cải tiến, nhiều loại giấy phép đã đợc bãi bỏ. Đáp ứng yêu cầu của WTO. Việt Nam sẽ tiếp tục xem xét cải tiến chế độ cấp giấy phép của mình theo hớng rà soát, xoá bỏ những giấy phép không cần thiết, công bố công khai những loại giấy phép còn duy trì, đơn giản hoá, thủ tục cấp phép. Trong lĩnh vực này có thể đa ra những điều chỉnh nh sau:

- Có thể chuyển giấy phép xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài (FDI) thành giấy phép tự động.

- Đối với những mặt hàng trong danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện nên duy trì chế độ giấy phép không tự động.

- Rà soát, giảm thiểu danh mục hàng hoá quản lý chuyên ngành. Loại nào cần quản lý “chỉ tiêu kỹ thuật”, loại nào cần quản lý “chỉ tiêu vệ sinh”, thì công bố công khai chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu vệ sinh... để hải quan căn cứ vào đó thi hành, không cần cấp phép. Giấy phép chuyên ngành chỉ nên duy trì với những hàng hoá không có thể công bố tiêu chuẩn rõ ràng (ví dụ nh sách báo, tạp chí, sản phẩm nghe nhìn...) hoặc cần quản lý mục đích sử dụng (ví dụ nh thiết bị truyền phát sóng vô tuyến, máy in.v.v..).

- Một số loại giấy phép nên chuyển sang giấy phép tự động nh giấy phép nhập khẩu hàng hội chợ triển lãm, hàng thuê mua, thuê vận hành...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.DOC (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w