III. Thực trạng công tác theo dõi, đánh giá tại Công ty cổ phần Đại La
4. Tổ chức theo dõi, đánh giá
6.4. Tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá
Có thể nói trong qui trình theo dõi, đánh giá của công ty thì đây là bước có nhiều ưu điểm nhất. Công ty có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ, các cấp được phân công nhiệm vụ rõ ràng do đó rất thuận tiện cho việc phân công các chức năng theo dõi và đánh giá. Nguồn thông tin cũng bởi đó mà khá toàn diện và không bị trùng lặp.
Tuy nhiên cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin vẫn chủ yếu theo chiều dọc mang tính chất mệnh lệnh và hình thức nên cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong việc các chức năng tự đánh giá hoạt động của mình. Cấp dưới nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi còn không có vai trò quan trọng trong việc tham gia tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra những giải pháp. Công việc đánh giá và ra quyết định phụ thuộc nhiều vào chính kiến của người quản lý.
Thực hiện theo dõi, đánh giá còn hạn chế về mặt nội dung, đặc biệt là những nội dung liên quan tới các điều kiện, các nhân tố trong qui trình tạo nên sản phẩm. Đó là vật tư, con người, máy móc thiết bị…Việc thiếu thông tin đã dẫn tới tình trạng không kịp thời bảo trì máy móc, hỏng đâu sửa đấy, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn… dẫn tới việc gián đoạn sản xuất. Điều này gây thiệt hại rất lớn vì đặc điểm của lò nung là phải đảm bảo vận hành thông suốt để có thể tiết kiệm chi phí tối đa và tăng năng suất. Do đó trong công tác theo dõi của xí nghiệp cần phải bổ sung thêm những khoản mục theo dõi khác như theo dõi tiêu hao nguyên vật liệu/ sản phẩm, theo dõi công suất thiết bị và lò nung… nhằm bảo dưỡng kịp thời, tránh hư hỏng bất thường làm ảnh hưởng tới sản xuất.
Phương pháp theo dõi chủ yếu của công ty là quan sát và ghi chép số liệu. Phương pháp này khá đơn giản nhưng cũng đã phát huy hiệu quả do tính chất sản xuất sản phẩm hàng loạt và qui mô sản xuất không quá lớn. Nhưng
có một hạn chế là phương pháp này còn thủ công và dễ dẫn đến sai số. Do đó cần phải có sự hỗ trợ bởi các phương pháp khác. Một hạn chế khác, công tác kiểm tra của cấp trên thường là kiểm tra thường xuyên (kiểm tra theo kế hoạch), hầu như không có sự kiểm tra đột xuất hoặc tiếp xúc trực tiếp với người lao động để thăm dò ý kiến và làm tăng tính trách nhiệm trong việc thu thập thông tin của cấp dưới. Đây cũng là lý do dẫn đến các sai lệch trong thông tin. Các xí nghiệp hoàn toàn có thể ghi chép một cách tương đối sản lượng gạch ra lò, lượng thanh lý, gạch mộc, tiêu hao điện năng, công suất máy… dựa vào kinh nghiệm và ước tính. Chỉ khi cần phải báo cáo lượng gạch trên bãi, lượng gạch mộc trên sân… các xí nghiệp mới tiến hành kiểm tra lại.
Công tác đánh giá của công ty có ưu điểm là luôn gắn với việc tìm ra nguyên nhân và nêu lên hướng phấn đấu trong thời gian tới. Nhưng việc đánh giá vẫn còn khá đơn giản vì chủ yếu là so sánh với tình trạng đầu kỳ mà không có liên hệ với các kỳ trước đó để có thể nhận biết vấn đề một cách khách quan hơn, xem đó là biến động mang tính xu hướng do sự đầu tư, cải cách của doanh nghiệp trong nhiều năm qua hay chỉ do những tác động ngẫu nhiên từ bên ngoài như chính sách, giá cả, thị trường…
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong công tác theo dõi, đánh giá cuả công ty cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN