II. Công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp
1. Các khái niệm cơ bản
1.4.1. Theo dõi, đánh giá thực hiện
6Nguồn: Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả.
Khương Thị Tú Anh Lớp Kế hoạch 46B
Sau khi đã tạo ra được đầu ra thì sẽ đạt được mục tiêu trước mắt và có tác động phát triển nhưthếnào ? Theo dõi. Làm rõ mục tiêu.
Gắn hoạt động với nguồn lực nhằm đạt mục tiêu.
Với sự kết hợp hoạt động này và nguồn lực tạo ra mục tiêu gì? Có đảm bảo đạt mục tiêu hay chưa? Lượng hóa mục tiêu thành các chỉ tiêu, chỉ số.
Thu thập số liệu, so sánh với chỉ tiêu.
Đánh giá.
Phân tích vì sao các kết quả mong muốn đạt được hay không.
Sự đóng góp của các hoạt động vào thực hiện kết quả.
Khảo sát quá trình thực hiện
Phát hiện các kết quả không lường trước.
Cung cấp bài học kinh nghiệm, nhấn mạnh các thành tựu đã đạt được,đưa ra các đề xuất cải tiến.
Được thực hiện trong thời gian kế hoạch đang được triển khai và kết thúc thực hiện kế hoạch. Theo đó thì có thể chia làm 2 loại:
• Theo dõi, đánh giá giữa kỳ: Được thực hiện trong thời gian các hoạt động thực hiện kế hoạch vẫn đang diễn ra. Chủ yếu mục đích của đánh giá giữa kỳ là: Thúc đẩy, phát triển hay điều chỉnh tổ chức, phương thức thực hiện… thậm chí điều chỉnh mục tiêu.
• Theo dõi, đánh giá cuối kỳ (kết thúc): Đánh giá ngay sau khi thời gian thực hiện kế hoạch kết thúc, khi đó tất cả các hoạt động được triển khai để đạt chỉ tiêu kế hoạch đã hoàn toàn chấm dứt. Mục đích nhằm đánh giá: Thực hiện kế hoạch đạt bao nhiêu phần trăm? Hiệu quả thực hiện? Các yếu tố tác động của kế hoạch? Đây chính là cơ sở để bàn đến bản kế hoạch tiếp sau.
Tóm lại phương thức theo dõi, đánh giá này trả lời 2 câu hỏi:
• Bản kế hoạch có được triển khai hay không?
• Bản kế hoạch triển khai như thế nào?
Để trả lời các câu hỏi đó, các thông tin sẽ lấy từ các hoạt động và đầu ra.
Sơ đồ 1-3: Nguồn thông tin của theo dõi, đánh giá thực hiện.
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)