Theo dõi (giám sát)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty cổ phần Đại La.DOC (Trang 29 - 30)

II. Công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp

1.1.Theo dõi (giám sát)

1. Các khái niệm cơ bản

1.1.Theo dõi (giám sát)

Theo dõi (giám sát) là một chức năng liên tục sử dụng việc thu thập, tổng hợp thông tin một cách có hệ thống để cung cấp số liệu và tình hình hoạt động SXKD cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý về một kế hoạch đang và đã được triển khai.

Trong khâu theo dõi (giám sát) thực hiện kế hoạch, có thể giúp trả lời các câu hỏi như:

• Bản kế hoạch có được triển khai hay không?

• Tiến độ triển khai như thế nào?

• Tiến độ và việc đảm bảo cung cấp nguồn lực như thế nào?

• Kết quả, hiệu quả thực hiện?

1.2. Đánh giá

Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cớ về đối tượng; tiến hành đánh giá và đưa ra những nhận xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra.

Theo đó có thể định nghĩa đánh giá là đưa ra nhận xét và kết luận về một bản kế hoạch đang và đã được triển khai. Mục đích là để xác định mức độ phù hợp, khả năng đạt được mục tiêu, tính hiệu quả và hiệu lực trong phát triển. Đánh giá phải cung cấp thông tin đáng tin cậy, hữu ích, cho phép rút ra bài học, kinh nghiệm cho các kỳ kế hoạch tiếp theo.

Trong khâu đánh giá cho phép trả lời các câu hỏi như:

• Khả năng đạt được các chỉ tiêu kế hoạch như thế nào? Người quản lý có trách nhiệm như thế nào khi có các chỉ tiêu kế hoạch không đạt được? Những giải pháp ra sao?

• Sự tham gia của các bên trong công tác theo dõi, đánh giá như thế nào? Có cam kết nào trong bản kế hoạch không được thực hiện không? Vì sao?

• Nguồn ngân sách được phân bổ và sử dụng như thế nào?

• Bài học rút ra cho các bên? Cho công tác kế hoạch ở các kỳ tiếp theo?

1.3. Sự bổ trợ lẫn nhau của theo dõi và đánh giá

Theo dõi và đánh giá là hai hoạt động bổ trợ cho nhau và chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng song hành cùng nhau. Bởi nếu chỉ có theo dõi mà không có đánh giá thì việc theo dõi là không có ý nghĩa. Còn nếu đánh giá mà không dựa trên cơ sở kết quả của theo dõi thì đó là việc đánh giá không có cơ sở.

Sự bổ trợ giữa theo dõi và đánh giá được thể hiện như sau:6

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty cổ phần Đại La.DOC (Trang 29 - 30)