Sự cần thiết phải có hệ thống theo dõi, đánh giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty cổ phần Đại La.DOC (Trang 40 - 43)

II. Công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp

4.Sự cần thiết phải có hệ thống theo dõi, đánh giá

Trong qui trình kế hoạch hóa doanh nghiệp thì hai khâu kiểm tra (Check), điều chỉnh (Act) là những khâu quan trọng và không thể thiếu để giúp cho việc thực hiện kế hoạch hợp lý và đạt được mục tiêu đặt ra. Công tác theo dõi, đánh giá mang lại rất nhiều thông tin cho doanh nghiệp cũng như

góp phần quan trọng trong quá trình ra quyết định của nhà quản lý bởi nó có rất nhiều ưu điểm.

4.1. Chức năng cung cấp thông tin

Hệ thống theo dõi, đánh giá được xây dựng với việc lượng hóa tất cả các cấp mục tiêu thông qua hệ thống chỉ tiêu, chỉ số và đo lường, thu thập thông tin về các chỉ số đó. Do đó thông tin và tất cả số liệu được thu thập có hệ thống tại tất cả các cấp mục tiêu, được phân tích và đánh giá tổng thể và cho kết quả đáng tin cậy. Các thông tin sẽ luôn được cập nhật, phản ánh chính xác và kịp thời những biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là những thông tin phản ánh thực trạng phát triển của doanh nghiệp.

4.2. Theo dõi, đánh giá với chức năng là một công cụ quản lý

Hệ thống theo dõi, đánh giá cho phép các nhà quản lý hình dung được mục tiêu ở phía trước là gì, cần phải làm gì, cần phải biết được nhân viên của mình đang làm gì… Hệ thống cho phép nhìn nhận tình hình hiện tại một cách bao quát nhất, biết được thông tin về tiến độ, những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, những tình huống khó có thể lường trước… Tất cả đều cho phép các nhà quản lý sẽ đưa ra được những quyết định kịp thời, chính xác nhằm đưa doanh nghiệp thực sự đi đúng hướng.

4.3. Tăng cường tính minh bạch và tính trách nhiệm

Khi hệ thống được lập lên và được thực hiện bởi tất cả các cá thể trong doanh nghiệp thì họ tự cảm thấy trong mỗi hoạt động của doanh nghiệp đều có sự tham gia của họ. Mỗi cá nhân đó sẽ thấy trách nhiệm và lợi ích của bản thân trong lợi ích và sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngay từ khi thành lập khung theo dõi, đánh giá tất cả thành viên đều được biết mục tiêu, các hoạt động của công ty, tất cả mọi người sẽ không chỉ biết công việc của riêng mình mà còn biết công việc của những người khác.

Do đó họ có thể hỗ trợ lẫn nhau và có tinh thần trách nhiệm cao hơn. Hơn nữa, các chỉ tiêu và chỉ số cũng được công bố ngay từ đầu, đây chính là cơ sở để nhân viên biết được đâu sẽ là tiêu chuẩn, họ sẽ làm việc một cách tự giác để có thể đạt được những tiêu chuẩn đó. Còn những người quản lý cũng có một thước đo tiêu chuẩn để biết được như thế nào là đạt yêu cầu. Hệ thống theo dõi, đánh giá cho phép có được một hệ thống thông tin toàn diện, thông tin được chia sẻ không chỉ theo chiều dọc mà còn theo chiều ngang do đó tăng cường tính minh bạch trong hệ thống.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THEO DÕI,

ĐÁNH GIÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty cổ phần Đại La.DOC (Trang 40 - 43)