III. Mức độ khai thác công suất 89,6 88,46 90,23 89,
2.7. Những khó khăn và vấn đề đặt ra cho sự phát triển KTTN hiện nay ở TP Huế
nay ở TP Huế
Bảng 18: Những khó khăn chủ yếu của kinh tế tư nhân
Chỉ tiêu Số DN
trả lời khó khăn
Tỷ trọng (%)
1. Vốn sản xuất kinh doanh 15 37,5
2. Mặt bằng sản xuất KD 7 17,5
3. Máy móc bị lạc hậu 2 5
4. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm 25 62,5 5. Quan hệ với các cơ quan quản lý địa phương 6 15
6. KTTN được đối xử bình đẳng 1 2,5
7. Đội ngũ cán bộ quản lý, lao động chưa đáp
ứng được yêu cầu 3 7,5
8. Thiếu thông tin 3 7,5
9. Khó khăn khác 8 20
Từ bảng 18, ta thấy những khó khăn chủ yếu của KTTN là: thiếu vốn (37,5%), và tìm kiếm tiêu thụ sản phẩm(62,5%). Ngoài ra còn có khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh(17,5%) và các khó khăn khác(20%). Từ đó, cho thấy rằng, hầu hết các DN chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp, và phát huy được những điểm mạnh và hạn chế khuyết tật của mình. Hay nói cách khác, thành phần KTTN còn thiếu tắnh năng động.
Mặt khác KTTN còn tồn tại rất nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của đô thị loại một và của trung tâm lớn.
Một là, đa số các DN yếu kém trong khả năng tiếp cận thị trường, thiếu năng động trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Ít có khả năng liên doanh liên kết chia sẻ với bạn hàng. Bản thân chủ doanh nghiệp cũng thiếu trình độ, kiến thức. Họ thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt từ kĩ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân không đủ kinh phắ để đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Hai là, thiếu vốn. Hầu hết các hộ kinh doanh cá thể đều có quy mô nhỏ, vốn ắt, sử dụng lao động gia đình là chắnh, đa số các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Tình trạng vốn nhỏ, thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp tư nhân khó khăn trong việc quay vòng vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, trở thành rào cản khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại. Do đó họ phải đi vay tại thị trường không chắnh thức, tuy nhiên lãi suất tại thị trường này rất cao đẩy chi phắ đầu vào và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Hiệu quả DN giảm xuống.
Ba là, mặt bằng sản xuất kinh doanh nhỏ hẹp, không đủ điều kiện phát triển. Sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư còn nhiều. Hoạt động dịch vụ tràn lan không có quy hoạch gây nhiều vấn đề phức tạp trong xã hội.
Bốn là, DN gặp khó khăn trong việc quan hệ với các cơ quan quản lý địa phương. Năm là, đội ngũ cán bộ quản lý, lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, cùng với việc thiếu thông tin về thị trường, chắnh sách phát triển kinh tế của Nhà nướcẦ
Sáu là, trình độ và khả năng đổi mới kỹ thuật và công nghệ thấp: nhìn chung, máy móc thiết bị công nghệ của khu vực kinh tế tư nhân còn lạc hậu, chắp vá và chậm đổi mới. Chưa tạo được sức bật trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, DN còn gặp một số khó khăn khác như môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, và hiện tượng hàng hóa nhập lậu, kinh doanh trái phépẦ