III. Mức độ khai thác công suất 89,6 88,46 90,23 89,
CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KTTN Ở THÀNH PHỐ HUẾ
3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ
3.2.1. Mục tiêu
Tạo mọi điều kiện thúc đẩy KTTN phát triển, hỗ trợ DN trong tìm kiếm thông tin, vốn, công nghệ, kỹ thuậtẦđể tăng khả năng hội nhập WTO cho DN.
Tiếp tục phát triển kinh tế, gắn với việc áp dụng khoa học công nghệ vào các DN, để nâng cao năng suất lao động
3.2.2. Nhiệm vụ
- Tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung Ương.
+ Xây dựng, phát triển thành phố huế và đô thị huế trong mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm.
+ Tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông gắn kết các trung tâm kinh tế, các vùng kinh tế.
+ Hoàn thiện hệ thống cấp nước, cấp điện và vệ sinh môi trường.
+ Xây dựng hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa. - Đẩy mạnh CNH, HĐH; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo nền tảng để từng
bước hình thành nền kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển nhanh và bền vững.
+ Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ du lịch, thương mại, bưu chắnh, viễn thông, ngân hàng, tài chắnh, bảo hiểm, giao thông, và dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân từ 13,5% đến 14% năm.
+ Phát triển nhanh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%. Ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm, có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả cao, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức.
- Xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trung tâm khoa học và công nghệ cao của khu vực miền trung và cả nước, coi đây là hướng đột phá để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước hình thành nền kinh tế tri thức.
+ Tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Đại học Huế.
+ Chăm lo đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
+ Huy động các nguồn lực để xây dựng Thừa Thiên Huế từng bước trở thành một trong những trung tâm khoa học và công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước.
- Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa đặc săc của Việt Nam. Xây dựng môi trường lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống. Quy hoạch, xây dựng hệ thống công viên, tượng đài, các công trình văn hóa.
- Khuyến khắch, tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các loại hình kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển, nhất là tắnh minh bạch và tiếp cận thông tin, dịch vụ hỗ trợ và đào tạo lao động.
+ Phát triển mạnh kinh tế tập thể đi đôi với củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; từng bước hoàn thành các doanh nghiệp công nông nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông- lâm- thủy sản.
+ Tập trung phát triển doanh nghiệp, xem đó vừa là nhiệm vụ quan trọng trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân.
- Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
Khuyến khắch khu vực tư nhân, DN tham gia đào tạo nghề theo nhu cầu và kế hoạch phát triển, tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.
- Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm giữ vững ổn định chắnh trị và trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại; chủ động và tắch cực hội nhập quốc tế.