KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sau hội nhập WTO (Trang 71 - 75)

III. Mức độ khai thác công suất 89,6 88,46 90,23 89,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kinh tế tư nhân được xem là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt sau khi Việt Nam hội nhập WTO sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần khơi dậy tiềm năng của đất nước. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm được thuế nhập khẩu và tiếp cận với các nguồn cung mới. Đặc biệt, lợi nhuận cho các doanh nghiệp cũng được gia tăng nhờ gia tăng doanh số đầu ra và tiết kiệm chi phắ đầu vào. Đây là những lợi ắch lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của khu vực KTTN trên địa bàn thành phố Huế và đi sâu vào phân tắch thực trạng mức độhội nhập chúng ta có thể rút ra một số nhận xét:

- Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Huế, khu vực KTTN đã có những bước phát triển vượt bậc, không những trên khắa cạnh quy mô, số lượng DN mà khu vực kinh tế này ngày càng phát triển theo chiều sâu. Tạo nên một sắc thái mới cho khu vực KTTN trên địa bàn thành phố Huế.

Nguồn vốn của các chủ DN chủ yếu là vốn tự có (85 Ờ 90 %), điều này cho thấy khả năng chủ động về vốn của DN là rất cao, đồng thời phản ánh khả năng thu hút vốn của KTTN là rất thấp, đặc biệt là DNTN. Và đây cũng là trở ngại lớn nhất đối với khu vực KTTN này.

Thực trạng năng lực sản xuất của khu vực KTTN hiện nay cho thấy, hầu hết các DN thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế có quy mô nhỏ và vừa, số lượng DNVVN ở Huế thì đông, nhưng quy mô lại quá nhỏ, vì vậy mà hiệu quả thấp. Nguồn vốn bình quân khoảng 8,3 tỷ và số lao động bình quân của 1 DN là 18 lao động. Trình độ lao động tại các DN thuộc khu vực KTTN còn ở mức thấp, các DN ở thành phố Huế vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo, chủ yếu vẫn sử dụng lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông, thô sơ). Trong khi đó những lao động có chất lượng cao vẫn chưa Ộmặn màỢ với những DN thuộc khu vực này.

Trước những tác động của hội nhập, đặc biệt là các cơ hội của WTO, KTTN ở thành phố Huế có điều kiện phát triển nhanh hơn. Đại số DN tin tưởng hội

trường đầu vào đa dạng hơn, giảm được thuế xuất nhập khẩuẦ Tuy nhiên mức độ hội nhập còn hạn chế, khá nhỏ bé so với tiềm năng của KTTN ở thành phố Huế. Hiểu biết của DN về hội nhập nói chung và về WTO nói riêng còn khá mơ hồ. Các DN còn thiếu chủ động trong nắm bắt thông tin để hội nhập, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tham gia vào các thị trường... Đa số các DN ở thành phố Huế chưa đủ năng lực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đồng thời khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của DN còn kém hấp dẫn. Ngoài ra, các DN còn chịu áp lực cạnh tranh của cả các DN nội địa và cả DN nước ngoài trong bối cảnh thị trường mở rộng.

Trong giai đoạn qua, khu vực KTTN tuy đã có những thành tựu đáng kể song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn thúc đẩy KTTN phát triển cần có sự giúp đỡ từ phắa các cấp, cơ quan Nhà nước cũng như nỗ lực của bản thân DN.

2. Kiến nghị

Từ thực tế phát triển KTTN sau hội nhập WTO trên địa bàn TP Huế, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

+ Đối với Nhà nước:

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện để DN có mặt bằng sản xuất và yên tâm làm ăn.

Tạo thuận lợi để DNTN tiếp cận vốn bằng cách xác định các khung pháp lý, điều kiện tài chắnh và năng lực chuyên môn mà doanh nghiệp cần bảo đảm để đủ tiêu chuẩn tiếp cận được những người vốn vay với lãi suất thấp như vốn ODA. Từ đó tạo môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo thị trường xuất nhập khẩu, buôn bán hàng hóa không chỉ trong nội địa mà còn ra thị trường nước ngoài. Những khóa học ngắn nâng cao trình độ về quản trị doanh nghiệp, kiến thức kinh tế, thị trường, pháp luật cho các chủ doanh nghiệp sẽ là vấn đề đặt ra cho Nhà nước.

Để thúc đẩy KTTN phát triển ngày càng đạt hiệu quả cao, đặc biệt trong quá trình hội nhập thì điều đó càng trở nên cấp bách hơn. Nhà nước đưa ra những chắnh sách, cơ chế, đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản, pháp luật cho phù hợp với thực trạng phát triển KTTN.

Việc tham gia các hiệp hội DN còn hạn chế đặt ra dấu chấm hỏi cho chắnh bản thân Nhà nước. Vì vậy không những hình thành các hiệp hội DN mà còn phải đẩy mạnh việc thu hút sự tham gia của các DN - đây là những cầu nối giữa DN với thị trường các nhà đầu tư, với người tiêu thụ. Việc phát triển các hiệp hội sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các DN thuộc khu vực kinh tế này thông qua việc cung cấp thông tin, hỗ trợ thị trường, bảo vệ DN trước những vụ kiện,Ầ

Nhà nước có thể quản lý dễ dàng lực lượng lao động trên địa bàn TP Huế hơn nếu nhanh chóng tiến hành cấp sổ lao động cho mọi người

+ Đối với DN:

Để có thể phát triển nhanh chóng và bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng là phải xuất phát từ nội lực của bản thân DN. Bản thân từng doanh nghiệp cần luôn có ý thức điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không ngừng học hỏi, cố gắng khắc phục những khó khăn, dám nghĩ, dám làm để không ngừng phát triển.

Trước hết, để có thể phát triển các DN cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý. Tận dụng mọi ưu đãi khuyến khắch phát triển KTTN mà nhà nước giành cho KTTN, thông qua thực hiện các chắnh sách khuyến khắch hỗ trợ KTTN có cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với DN khác và bộ máy công quyền với ý nghĩa thu nạp được mối quan hệ và kinh nghiệm.

Phân công và đãi ngộ cán bộ tiếp cận và vận động được những ưu đãi. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có quản trị DN, hỗ trợ cán bộ nhân viên trên đại họcẦ

Tham gia các hiệp hội DN để nắm bắt thông tin kịp thời, phát hiện những bất hợp lý trong chắnh sách phát triển KTTN và kịp thời phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên diễn đàn.

Cán bộ có kinh nghiệm quản lý phát triển KTTN cần cộng tác với các trường đại học, Viện nghiện cứu, các cơ quan truyền thông để trao đổi những vấn đề quản trị kinh doanh và chắnh sách của nhà nước.

Giải tỏa tâm lý xã hội bằng kết quả và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng tinh thần văn hóa DN, doanh nhân để người lao động yên tâm làm việc, không mặc cảm tự tiẦ

Khi hội nhập càng ăn sâu vào tiềm thức mỗi DN, cần có những ứng dụng khoa học - công nghệ hiên đại trong sản xuất kinh doanh.

Xây dựng đạo đức kinh doanh cho DN và nâng cao sản phẩm của DN. Thông qua giải pháp này, các DN có thể nâng cao thương hiệu - đây là yếu tố quan trọng mà các DN trên địa bàn chưa hướng đến.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sau hội nhập WTO (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w