MỘT SỐ NỘI DUNG TỔNG HỢP CAM KẾT VỀ THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM TRONG WTO

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sau hội nhập WTO (Trang 81 - 93)

III. Mức độ khai thác công suất 89,6 88,46 90,23 89,

NHỮNG CAM KẾT WTO CỦA VIỆT NAM

MỘT SỐ NỘI DUNG TỔNG HỢP CAM KẾT VỀ THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM TRONG WTO

1/ Tổng hợp chung toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO như được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam , có thể rút ra một số nét lớn như sau:

- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế.

- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.

- Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần Ờ cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải .

- Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử.

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10% . Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối ( muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản) . Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.

- Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9% .

- Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay ( 1994 ) như sau: trong lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).

2/ Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chắnh với thời gian thực hiện được cụ thể hoá trong các bảng dưới đây:

Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chắnh

Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%)

Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho

WTO (%) 1. Nông sản 25,2 21,0 2. Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 3. Dầu khắ 36,8 36,6 4. Gỗ, giấy 14,6 10,5 5. Dệt may 13,7 13,7 6. Da, cao su 19,1 14,6 7. Kim loại 14,8 11,4 8. Hóa chất 11,1 6,9 9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4

10. Máy móc thiết bị cơ khắ 9,2 7,3

11. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5

12. Khoáng sản 16,1 14,1

13. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2

Cả biểu thuế 17,2 13,4

3/ Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế.

thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm.

Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tắnh, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật sốẦ sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.

Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.

Bảng 3 dưới đây sẽ đề cập cụ thể về tình hình cam kết theo các Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt nam trong WTO.

Bảng 2 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chắnh

TT Mặt hàng Thuế suất

MFN (%) Cam kết với WTO Thuế suất khi

gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng (%) Thời hạn thực hiện (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Một số sản phẩm nông nghiệp - Thịt bò 20 20 14 5 năm - Thịt lợn 30 30 15 5 năm

- Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm

- Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm - Thịt chế biến 50 40 22 5 năm - Bánh kẹo (t/s bình quân) 39,3 34,4 25,3 3-5 năm - Bia 80 65 35 5 năm - Rượu 65 65 45-50 5-6 năm

- Xì gà 100 150 100 5 năm

- Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm

2 Một số sản phẩm công nghiệp - Xăng dầu (t/s bình quân) 0-10 38,7 38,7 - Sắt thép (t/s bình quân) 17,7 13 5-7 năm - Xi măng 40 40 32 4 năm - Phân hóa học (t/s bình quân) 6,5 6,4 2 năm

- Giấy (t/s bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm

- Tivi 50 40 25 5 năm

- Điều hòa 50 40 25 3 năm

- Máy giặt 40 38 25 4 năm

- Dệt may (t/s bình quân) 37,3 13,7 13,7 Thực hiện ngay khi gia nhập (theo HĐ dệt may đã có với EU, US) - Giày dép 50 40 30 5 năm - Xe Ôtô con

Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành

Hiệp định tự do hoá theo ngành Số dòng thuế T/s MFN (%) T/s cam kết cuối cùng (%) 1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100% 330 5,2% 0% 2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81% 1.300/1.600 6,8% 4,4%

hầu hết

4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100% 1.170 37,2% 13,2% 5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100% 81 2,6% 0%

Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số HĐ khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựngẦ

Các cam kết của Việt Nam với WTO về chắnh sách đầu tư và doanh nghiệp 1. Chắnh sách đầu tư/kinh doanh:

Cho đến nay WTO chưa xây dựng được một khung pháp lý đa phương điều chỉnh toàn diện hoạt động đầu tư nước ngoài tương tự như quy định của 2400 hiệp định song phương về đầu tư và một số hiệp định khu vực được ký kết giữa các nước trong gần 50 năm qua. Do vậy, Việt Nam không có nghĩa vụ phải đưa ra cam kết cụ thể về chắnh sách đầu tư/kinh doanh mà chỉ tiến hành minh bạch hóa hệ thống chắnh sách về vấn đề này và thực hiện một số cam kết có liên quan. Các cam kết này được thể hiện rải rác tại một số Đoạn tại Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi là Báo cáo gia nhập WTO) và Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.

1.2. Minh bạch hóa các điều kiện đầu tư/kinh doanh:

Trong Báo cáo gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành minh bạch hóa các điều kiện đầu tư/kinh doanh ở Việt Nam cho tất cả các thành viên có quan tâm. Theo đó, ngoài việc mô tả hiện trạng chắnh sách, pháp luật liên quan đến hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực khuyến khắch, cấm, hạn chế đầu tư/kinh doanh và thủ tục đầu tư/kinh doanh, Việt Nam đã khẳng định một số nguyên tắc chủ yếu đã được áp dụng trên thực tế như sau:

- Nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm và được quyết định hình thức, địa điểm đầu tư, tỷ lệ góp vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm... trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Danh mục lĩnh vực đầu tư/kinh doanh có điều kiện hoặc cấm đầu tư/kinh doanh sẽ được định kỳ rà soát nhằm xác định những quy định còn chồng chéo hay mâu thuẫn để xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ.

- Việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ danh mục các lĩnh vực/ngành nghề cấm đầu tư/kinh doanh hoặc đầu tư/kinh doanh có điều kiện sẽ tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ của Việt Nam với WTO, kể cả những nghĩa vụ về minh bạch hóa, nghĩa vụ theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Biểu cam kết cụ thể

quan đến việc sửa đổi, bổ sung các Danh mục này trong qúa trình soạn thảo sẽ được công khai hóa phù hợp với Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

1.3. Cam kết về điều kiện và thủ tục cấp phép trong các ngành dịch vụ:

Về nguyên tắc, các cam kết của Việt Nam liên quan đến chế độ cấp phép chỉ áp dụng đối với các ngành /phân ngành dịch vụ đã được liệt kê trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam. Mặt khác, chế độ cấp phép được cam kết bao gồm cả điều kiện và thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp và cấp phép để thực hiện hoạt động kinh doanh trong các ngành /phân ngành dịch vụ yêu cầu phải có giấy phép (theo ngữ cảnh pháp luật Việt Nam, được hiểu là điều kiện, thủ tục cấp Chứng nhận đầu tư và /hoặc Giấy phép kinh doanh). Theo đó, Việt Nam bảo đảm áp dụng các điều kiện và thủ tục cấp phép theo nguyên tắc không tạo ra các rào cản độc lập về tiếp cận thị trường; cụ thể là:

- Thủ tục và điều kiện cấp phép phải được công bố trước khi có hiệu lực và phải xác định rõ thời hạn để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp phép;

- Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và quyết định việc cấp phép trong thời hạn đã được xác định nêu trên.

- Lệ phắ xét hồ sơ xin cấp phép không được tạo ra một rào cản độc lập về tiếp cận thị trường;

- Theo yêu cầu của người nộp hồ sơ xin cấp phép, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo tình trạng hồ sơ và phải cho biết hồ sơ đó đã đầy đủ hay chưa; hồ sơ được coi là đầy đủ khi đã điền đủ các thông tin phải cung cấp theo quy định; nếu có yêu cầu bổ sung thông tin, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo không chậm trễ cho người nộp hồ sơ và phải nêu rõ những thông tin cần bổ sung để hoàn thiện hồ sơ; người nộp hồ sơ phải có cơ hội để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không được cấp phép, người nộp hồ sơ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp phép;

- Trường hợp hồ sơ cần phê duyệt, người nộp hồ sơ phải được thông báo không chậm trễ bằng văn bản sau khi hồ sơ đó đã được phê duyệt;

- Khi bị từ chối cấp phép, người nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ mới để sửâ đổi các điều kiện chưa đáp ứng yêu cầu cấp phép đã nêu trong hồ sơ đã nộp trước đó;

- Trường hợp cần kiểm tra để cấp phép hành nghề, cơ quan có thẩm quyền phải ấn định trong thời hạn hợp lý.

1.4. Cam kết về hình thức đầu tư (hiện diện thương mạivà điều kiện góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Tương tự như quy định về điều kiện và thủ tục cấp phép, cam kết về vấn đề này cũng chỉ áp dụng đối với các ngành/phân ngành dịch vụ được liệt kê trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam. Theo đó, trừ khi có quy định khác trong Biểu cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức: (i) hợp đồng hợp tác kinh doanh; (ii) doanh nghiệp liên doanh; và (iii) doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Văn phòng đại diện của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được phép kinh doanh thu lợi nhuận.

Nhà đầu tư nước ngoài không được phép hiện diện thương mại dưới hình thức chi nhánh, trừ khi có quy định khác trong Biểu cam kết (VD: theo Biểu cam kết, Việt Nam đã cho phép thành lập chi nhánh trong các ngành: ngân hàng, luật, phân phối (đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại), chứng khoán, bảo hiểm...).

Trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc theo sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ không qúa 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Sau 01 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hạn chế nói trên sẽ được loại bỏ, trừ hạn chế đối với ngành ngân hàng và các ngành không được đưa vào Biểu cam kết. Đối với các ngành /phân ngành khác nêu trong Biểu cam kết, tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua lại của doanh nghiệp Việt Nam phải phù hợp với hạn chế về vốn góp nước ngoài quy định tại Biểu cam kết (nếu có), kể cả những hạn chế về hình thức trong giai đoạn chuyển đổi (nếu có thể áp dụng).

Chodù có những hạn chế nêu trong Biểu cam kết, song các điều kiện về sở hữu, hoạt động, hình thức pháp nhân quy định tại Giấy phép đầu tư/Chứng nhận đầu tư hoặc các hình thức khác sẽ không hạn chế hơn các điều kiện áp dụng trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO.

Với mục đắch bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, các Điều 52 và 104, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã nâng tỷ lệ số phiếu đại diện đủ điều kiện để thông qua quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông đối với một số vấn đề quan trọng nhất từ mức 51% tổng vốn số góp (như quy định của Luật cũ) lên các mức tương ứng 65%-75%. Một số thành viên WTO cho rằng, quy định này đã làm vô hiệu hóa quyền quản lý của Bên nước ngoài tại các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành/phân ngành dịch vụ mà Việt Nam chỉ cam kết cho phép vốn sở hữu nước ngoài ở mức 51%. Trong qúa trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp mới, không ắt doanh nghiệp cũng cho rằng quy định như vậy thực chất là nhằm duy trì "trá hình" nguyên tắc nhất trắ trước đây của Luật Đầu tư nước ngoài.

Do vậy, tại các đoạn 503 và 504 của Báo cáo gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cho phép doanh nghiệp tự thoả thuận trong điều lệ các điều kiện và phương phương thức thông qua mọi quyết quyết định của mình, đồng thời bảo đảm để cam kết này có hiệu lực pháp lý ngay trong quá trình phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO. Trên tinh thần đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO, cam kết nêu trên đã được áp dụng trực tiếp để thay thế các quy định tương ứng về vấn đề này tại Luật Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sau hội nhập WTO (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w