CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN Ở THÀNH PHỐ HUẾ SAU HỘI NHẬP WTO
2.2.2. Đóng góp đáng kể vào tăng trưởng và giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
dịch cơ cấu kinh tế
2.2.2.1. Đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế
Hiện nay, khi xét là một TPKT hay một khu vực kinh tế thì tiêu chắ quan trọng nhất là nó đóng góp vào tăng trưởng GDP bao nhiêu.
Khu vực KTTN, đã đóng góp 55% tổng GDP của thành phố thời kỳ 2007 - 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của KTTN cao đều qua hằng năm, bình quân 21,28%.
Trong 3 lĩnh vực KTTN chủ yếu thì thương mại dịch vụ có tỷ trọng đóng góp lớn nhất 72,4%, công nghiệp chiếm 12,4% nông nghiệp chiếm 1,09%.
Bảng 3. Đóng góp của KTTN theo lĩnh vực kinh doanh ở thành phố Huế
ĐVT: Triệu đồng 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 969.553 130.507 122.548 144.205 168.201 Công nghiệp 892.783 1.099.526 1.260.218 1.569.291 1.872.475 Xây dựng 1.412.973 1.368.276 186.056 2.016.140 2.208.550 TM Ờ DV 3.663.800 5.056.670 6.127.100 8.788.120 11.157.100 Tổng 6.939.109 7.654.979 7.695.922 12.517.756 15.406.326
(Nguồn:Niên giám thống kê TP Huế năm 2011)[10]
Biểu đồ 1: Thể hiện mức đóng góp của KTTN theo lĩnh vực kinh doanh ở TP Huế
2.2.2.2. Giải quyết việc làm cho người lao động
Tạo việc vừa nhiệm vụ vừa là vai trò của KTTN. Việc làm không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Đến nay, có khoảng 130.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó kinh tế các ngành kinh tế ngoài Nhà nước chiếm đến 70%. Hằng năm thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phải giải quyết thêm khoảng 2.000 việc làm. Năm 2007 thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đã tạo ra 91.276 việc làm thì đến năm 2011 đã tạo thêm được 97.738 việc làm; trong đó KTTN đóng góp đại đa số. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Lao động ở thành phố Huế theo thành phần kinh tế
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 119.411 121.374 124.394 126.114 128.172
Ngoài Nhà
nước 91.276 92.572 94.966 95.834 97.738
2.2.2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT)
Trong những năm qua, CCKT của tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hướng tắch cực.
Bảng 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành từ 2010 đến 2015
Năm Cơ cấu kinh tế
Công nghiệp Dịch vụ - du lịch Nông nghiệp
2010 35,9 43,1 21
2015 43 48 9
(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh TT - Huế lần thứ XIV (2010-2015)) [16]
Năm 2010
Năm 2015
Biểu đồ 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành từ 2010 Ờ 2015
Bảng 5 cho thấy: Tổng Công nghiệp và Dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn 79% (2010) và mục tiêu tăng lên 91% (2015). Trong đó có đóng góp đáng kể
của kinh tế thành phố Huế, nơi đóng góp 80% GDP của tỉnh và hơn 1/2 trong số này là của KTTN.
- Lĩnh vực dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của thành phố. Trung Ương định hướng phát triển lĩnh vực này để Huế trở thành một trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên và thành phố Festival của Việt Nam. Sự phát triển của Du lịch được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 6: Doanh thu du lịch của kinh tế tư nhân
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Thành phố 376.900 480.800 459.650 579.200 688.790 Tỉnh 387.154 504.956 536.424 646.672 745.499
(Nguồn:Cục thống kê tỉnh TT-Huế)[11]
2.3. Khả năng khai thác, sử dụng các nguồn lực trong phát triển KTTN ở thành phố Huế sau hội nhập WTO