Khả năng về vốn và khai thác vốn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sau hội nhập WTO (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN Ở THÀNH PHỐ HUẾ SAU HỘI NHẬP WTO

2.3.1. Khả năng về vốn và khai thác vốn

Vốn (tư bản - capital) là nguồn lực đầu vào đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh tế của nền kinh tế thị trường, là cơ sở để sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định.Theo kết quả điều tra của một số nhóm nghiên cứu giai đoạn 2005 đến 2007, vốn bình quân của một DNTN là vào khoảng 4,9 tỷ VNĐ [1, tr.45] và điều tra sơ bộ của chúng tôi đến năm 2011 vốn bình quân mới là 8,3 tỷ VNĐ. Vốn sản xuất kinh doanh ngày càng tăng

Công văn số 681/6/1998 quy định tạm thời các DNVVN có số vốn dưới 5 tỷ VNĐ và công nhân dưới 200 người. Nghị định số vốn 90/2001/NQ-CP quy định: DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lậpẦcó vốn đăng kắ không quá 20 tỷ VNĐ hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Với quy mô vốn như vậy, DN ở thành phố Huế vẫn là DNVVN.

Xem xét khả năng về vốn thì loại hình CTCP có vốn lớn nhất 18,3 tỷ VND, tiếp cận là CTTNHH và DNTN. Trong các lĩnh vực kinh doanh thì cao nhất là ngành TMDV 9,2 tỷ VND, ngành công nghiệp và xây dựng có vốn bình quân là

Trong cơ cấu vốn thì vốn cố định lớn hơn vốn lưu động đối với lĩnh vực công nghiệp, còn lĩnh vực TMDV và XD thì ngược lại. Như vậy, quy mô và cơ cấu nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà còn phản ánh hiện thực sự lựa chọn những ngành, nghề, mặt hàng có những yêu cầu đầu tư ban đầu không lớn lắm. Điều này cho thấy KTTN ở thành phố Huế, mới chỉ là bước đầu của nền kinh tế trong thời kì hội nhập.(Xem bảng 7)

Nếu tiếp cận theo nguồn vốn thì vốn tự có của chủ DN chiếm khoảng 85% - 90%, còn lại là vốn vay. Điều này cho thấy khả năng chủ động về vốn của DN là rất cao, đồng thời phản ánh khả năng thu hút vốn của KTTN là rất thấp, đặc biệt là DNTN. Những DN loại vừa, làm ăn tốt lại là những doanh nghiệp ắt khó khăn về nguồn vốn. Các doanh nghiệp nhỏ (60% các DN có quy mô dưới 3 tỷ đồng, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ nhỏ) thường chưa ổn định (về cả pháp lý và kinh tế) cho nên dẫn đến khả năng vay vốn và thu hút các nguồn vốn là rất thấp, tắnh thanh khoản không cao do đó các ngân hàng thương mại rất ngại khi cho vay vốn vì lo sợ nợ xấu khó đòi, nhất là khi thua lỗ hoặc phá sản. Do kinh doanh nhỏ lẽ khả năng thu hồi vốn chậm nên một số chủ doanh nghiệp không dám mạnh dạn vay vốn để mở rộng đầu tư. Số lượng DNNVV ở TP Huế thì đông, nhưng lại quá nhỏ, vì vậy mà hiệu suấtkinh doanh thấp. Chắnh điều này khiến cho họ khó khăn trong việc tiếp nhận dự án, kinh nghiệm làm đề án vay vốn. Nhìn chung, các DNTN ở TP Huế chưa tiếp cận được với nguồn đầu tư của nước ngoài.

Vì vậy, vấn đề đặt ra cho KTTN trên địa bàn thành phố Huế là phải khai thác tốt hai khắa cạnh. Thứ nhất, phải phối hợp các chắnh sách, ưu đãi của nhà nước. Thứ hai: thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Bảng 7: Quy mô và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của KTTN thành phố Huế

(Tắnh bình quân trong 40 doanh nghiệp)

ĐVT Chung Theo loại hình kinh doanh Theo lĩnh vực kinh doanh

DNTN TNHH CTCP CN XD TMDV Tổng vốn tr.đồng 8320.88 3577.34 3495.51 18254.69 4531.34 5333 9184.63 I. Theo nguồn vốn Vốn tự có tr.đồng 7463.38 2785.2 2645.89 17318.92 2247.34 4990 8445.82 Vốn vay tr.đồng 857.5 792.14 849.62 935.77 2284 343 738.8 II. Theo tắnh chất Vốn cố định tr.đồng 2107.45 2148.64 1490.77 2679.77 2796 826 2135.1 Vốn lưu động tr.đồng 6213.43 1428.7 2004.74 15574.9 1,735 4507 7049.53 III. Phân tổ theo quy mô vốn

< 3 tỷ % 60.00 57.14 76.90 46.15 60.00 20 66.70

3 tỷ - 5 tỷ % 15.00 14.30 7.69 23.07 0 60 10.00

> 5 tỷ % 25 28.30 15.38 30.80 40 20 23.30

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sau hội nhập WTO (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w