Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sau hội nhập WTO (Trang 27 - 28)

Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 Văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp [22]. Bên cạnh những công ty Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Từ sự phát triển năng động đó, ta có thể đúc kết được các kinh nghiệm sau:

Một là, các cơ quan Nhà nước ở Hà Nội trong phạm vi thẩm quyền đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật doanh nghiệp. Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về luật doanh nghiệp cho các DN trên địa bàn thành phố. Đồng thời còn là địa phương đầu tiên ban hành quy chế về phối hợp quản lý DN sau đăng ký.

Hai là, Hà Nội đã đẩy nhanh công tác cải cách hành chắnh trong các lĩnh vực, ở các cấp, các ngành của thành phố nhằm giảm bớt các thủ tục hành chắnh, cải thiện môi trường đầu tư.

Ba là, phát triển KTTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vì vậy thành phố đã lập Ban chỉ đạo nghiên cứu phát triển KTTN. Từ đó nhiều công trình nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân được tiến hành. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng sản xuất. Hiện nay thành phố đã triển khai một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Thành lập các hiệp hội như: Hiệp hội Công thương thành phố; hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp trẻ và một số các hiệp hội ngành nghề khác. Đồng thời bên cạnh đó, thành phố còn thực hiện nhiều chắnh sách nhằm thúc đẩy KTTN như: tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp trong nước đạt thành tắch tốt trong kinh doanh sản xuất, xây dựng thương hiệu, tạo được các sản phẩm và thương hiệu tiêu biểu.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sau hội nhập WTO (Trang 27 - 28)