Phát huy tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của nhân viên.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp văn hóa kinh doanh nhật bản và khả năng thâm nhập vào thị trường này của các doanh nghiệp việt nam (Trang 36 - 38)

2.1.Chứ trọng hiệu quả kinh tế tôi ưu.

2.3. Phát huy tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của nhân viên.

Các nhân viên khi mới bắt đầu làm việc cho các công ty luôn được huấn luyện thấm nhuần tinh thần của công ty, và nội dung chủ y ế u luôn là đề cao tinh thần trách nhiệm đố i với công ty, sau đó là mục đích kinh doanh của công ty vì lợi nhuận hay vì một lí tưởng nào khác.Những nét vãn hoa truyền thống trong con người Nhật tạo cho họ khả năng luôn chủ động trong việc lĩnh hội tinh thần trách nhiệm đó cao nhất. Người nhân viên k h ô n g h ề biết mệt m ỏ i với công việc, cũng chẳng kêu ca than phiền nếu c ó phải hi sinh nhiều thời gian dành cho cá nhân hay gia đình vào công việc. H ọ cũng chẳng h ề ngao n g á n nếu trong một thời gian dài trình tự và nội dung công việc của mình không h ề có sự thay đổi . Đố i với họ hiệu quả cao cùng với những k ế t quả như ý là hơn hết. Ngay cả khi có quyết định thuyên chuyển công tác tại một nơi khác họ luôn sẩn sàng đi cho dù phải chia tay với gia đình trong một thời gian dài.. M ộ t tinh thần yêu cóng việc đế n k h ó hiểu.

Chính tinh thần là điểm mấu chốt thôi thúc h ọ k h ô n g ngạng tự cải thiện điểu kiện làm việc của mình. Việc đưa ra các sáng k i ế n , phát minh được

khuyến khích và cân nhắc sử dụng những sáng k i ế n hợp lí, hữu dụng. Các doanh nghiệp chủ ý có những mức thưởng khích lệ cho nhân viên có sáng kiến, ngay cả sáng kiến không không có hiệu quả. Theo lí luận của các nhà quán lí thì đó là làm sao để thu được vàng mà không mất công tinh luyện m à

lại không làm thui chột niềm say m ê công việc của họ. ở Nhật Bản bình quân hàng năm mỗi lao động đề xuất 60 đến 80 sáng k i ế n hợp lí, và là nưốc đứng đẩu t h ế giối trong việc thu thập sáng kiến nhân viên trong sản xuất, kinh doanh. Giá trị được ghi nhận lốn nhất trong truyền thống này là vai trò của con người được khẳng định bởi con người chính là tài nguyên tạo nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

2.4. Coi công ty như một gia đinh.

Đây là đặc trưng có xuất phát điểm chính từ tính cách người Nhật, đó là tính cộng đồng, tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết. Cộng vối tư tưống trung thành của người lao động vối doanh nghiệp m à mình gắn bó, người lao động luôn ý thức rằng làm việc cho công ty chính là làm việc cho chính bản thân mình, cho 1/3, thậm chí cho 1/2 cuộc đời của mình, môi trường làm việc là môi trường sống của mình, nên phải luôn sẵn sàng và cống hiến tất cả những gì có thể. Vì t h ế không khí làm việc tại công ty giống như một gia đình các thành viên gắn bó vối nhau chặt chẽ, tất cả cùng vun đắp cho sự thịnh vượng cùa công ty. Bên cạnh đó, các lãnh đạo công ty cũng luôn quan tâm đến các nhân viên của mình. Nếu là doanh nghiệp lốn thì công ty có thể cho nhân viên thuê nhà vối giá rẻ hoặc cho vay vối lãi xuất thấp để mua nhà, và còn trợ cấp các khoản phúc lợi và trang thiết bị khác như bệnh viện, trạm xá, y tá, nhà nghỉ giá rẻ phục vụ du lịch hoặc các khu thể thao... Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưối xin, ma chay, ốm đau, sinh con cũng đều được thăm hỏi chu đáo... Người nhân viên thấy mình có ý nghĩa thực sự tối công ty, lại càng ra sức mình phục vụ, cống hiến. về cơ bản chính bản thân doanh nghiệp đã tạo cho nhân viên của mình một sức mạnh vô hình là giá trị tinh thần to lốn không gì so sánh được. Đ ó là tất yếu hình thành nên một nhân tố quan trọng tạo thành công và sự trường tồn cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp văn hóa kinh doanh nhật bản và khả năng thâm nhập vào thị trường này của các doanh nghiệp việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)