Triển vọng vềquan hệ Việt Nam Nhật Bản trong những năm tới l.Triển vọng phát triển quan hệ kinh tế thương mại song phương.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp văn hóa kinh doanh nhật bản và khả năng thâm nhập vào thị trường này của các doanh nghiệp việt nam (Trang 71 - 73)

l.Triển vọng phát triển quan hệ kinh tế thương mại song phương.

Nhật Bản và Việt Nam là hai nước Châu Á, có nhiều thuận lợi về vị trí

địa lý, có những nét tương đồng và truyền thống giao thương nên các doanh

nghiệp Nhật Bản đã thu được những kết quả trong hợp tác trên nhiều bình diện và lĩnh vực kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản vốn có truyền thống từ lâu đời. Song quan hệ đó được phát triển khá mạnh và toàn diện nhất là vào những năm 90 trứ lại đây. Vì vậy người ta đã nói đến một " t h ờ i đại m ớ i " trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản như là một

bước phát triển quan trọng và đầy hứa hẹn không chỉ hiện tại m à cả tương lai. Các nhà phân tích nhận định Việt Nam và Nhật Bản đang ứ trong giai

đoạn phát triển sôi động nhất, trong đó quan hệ thương mại Việt - Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Quan hệ thương mại Việt Nhật mang tính chất bổ sung cho nhau phù hợp với khả năng của mỗi nước, chứ không phải là cạnh tranh nhau. Việt Nam có nguồn nhân lực đồi dào, có các mặt hàng xuất khẩu có nhu cầu của Nhật Bản như dầu thô, than đá, thúy sản, may mặc, giầy dép, hàng nông sản, chè, cà phê, đồ gỗ nội thất, nhựa gia dụng, dây điện, dây cáp

điện và hàng cơ khí. Ngược lại Nhật Bản cung cấp các máy móc thiết bị hiện

đại, đầu tư công nghệ tiên tiến m à Việt Nam đang rất cấn cho quá trình công nghiệp hoa và hiện đại hoa đất nước.Tổng kết quan hệ thương mại giữa hai

nước thấy rằng k i m ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường này luôn đạt mức

tăng trung bình từ 15 đến 1 9 % trên một năm, là một tốc độ cao và ổn định. Con số này là một điểm đáng mừng cho tăng trưứng xuất khẩu của Việt Nam, bứi một l ẽ chúng ta đã thấy tầm quan trọng của ngoại thương Nhật Bản đối với ngoại thương của Việt Nam nhu t h ế nào. Cơ hội mứ ra cho các doanh nghiệp của ta nhiều hem. Theo dự báo k i m ngạch về buôn bán hai chiều hai nước vào cuối năm 2007 ước tính đạt l o tỷ USD. Việc gia nhập W T O của Việt Nam vào cuối năm 2006 hứa hẹn cho đất nước ta thêm nhiều những chuyển mình của

nền k i n h tế. K h i dó quan hệ về thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản chắc chắn được đẩy lèn tầm cao mới. Theo tính toán thì với nỗ lực cố gắng của hai bên đặc biệt là từ phía Việt Nam, có khả năng k i m ngạch buôn bán hai chiều

của hai nước đến năm 2010 sẽ lên tới con số 20 tờ USD. Các nhà phán tích liệu có khả quan khi đưa ra con số gấp đôi ước tính của năm 2007 chỉ sau có ba năm ? Câu trả lời còn đang ở phía trước.

Một trong các xu thế hiện nay đó là việc kí kết hiệp định thương mại song phương. Hiệp định thương mại song phương được kí kết nhằm hai mục đích: Thứ nhất, nó thiết lập các quy tắc có tính ràng buộc pháp lí đối với quan hệ thương mại. Đồ n g thời đó còn là công cụ nhăm thực hiện tự do hoa thương mại, vì trong quá trình đàm phán hiệp định thương mại, mỗi nước cam kết các

nhượng bộ ( cam kết giảm bớt hay bãi bỏ những rào cản thương mại nhất định) đối với nước kia trên cơ sở nhân nhượng lẫn nhau. Chính vì vậy, nếu

Hiệp định thương mại song phương chưa được kí kết thì chính phủ Nhật Bản có thể đơn phương đưa ra những hạn chế về hàng xuất khẩu của Việt Nam. Để

sớm giải quyết vấn đề đó, Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều cuộc gặp gỡ

giữa nguyên thủ quốc gia và các quan chức cấp cao của hai nước, trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc kí kết hiệp định thương mại song phương. Cuối năm 2005, hai nước đã nhất trí thành lập diễn đàn nghiên cứu nhằm tìm ra những thuận lợi t i ề m năng và trở ngại của hiệp định thương mại tự do song phương. T i ế p theo đó, vào 3 ngày 16-18 tháng 2 vừa qua, tại H à Nội, các chuyên gia thương mại hai nước đã gặp nhau để chuẩn bị cho cuộc đàm phán

về hiệp định thương mại tự do (FTA), hơn nữa là đi đến hiệp định hợp tác kinh

tế toàn diện giữa hai nước.

Sự ra đời của diễn đàn doanh nghiệp Việt Nhật vào 21/8/2006 vừa qua tại H à N ộ i trong khuôn khổ tuần lễ Festival Nhật Bản lại là một bước khởi động đáng mừng hơn cho các doanh nghiệp của cả hai nước. V à thêm vào đó là việc thực hiện giai đoạn hai của chương trình sáng k i ế n chung Việt Nhật (từ giữa năm 2006). Đây là chương trinh đã được tổ chức vào năm 2003 và đã để

lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân hai nước.Chương trình sáng kiến chung Nhật Việt tập chung giải quyết các vấn đề chính như : xây dựng, hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư như nới lỏng các quy định về cân đối xuất, nhập khẩu đối với các công ty thương mại nước ngoài, thực hiện l ộ trình xoa bỏ 8 0 % các điều kiện xuất khẩu đồng thòi sủa đổi Luật đầu tư nước ngoài theo hướng giảm điều kiện vốn tối thiểu...

Đế n năm nay, năm 2006, Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau được 33 năm. Trong 33 năm qua, Chính phủ hai nước đã có những cố gắng không ngừng phát triển mạnh mẽ quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực. V ớ i phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài", các cuộc viếng thăm lẫn nhau của nguyên thủ quốc gia hai nước, và các cuộc toa đàm của lãnh đạo các cơ quan, Bộ ngành nhiều lần được tổ chức với tinh thẩn thân thiện hữu nghị. Nhà lãnh đạo hai nước luôn hiểu rằng sự đồng thuận về k i n h tế, hài hoa trong giao lưu văn hoa giữa hai quốc gia là những cơ sở quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững, tin cậy lâu dài.

Chuyến thăm chính thức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong 4 ngày từ 18 đến 22/10/2006 trong bối cảnh đất nước Nhật Bản đang diễn ra những cải cách toàn diện về chính trị, kinh tế, thêm lần nữa khẳng định phương châm hợp tác của hai quốc gia và thể hiện sự coi trọng lẫn nhau, cũng như vai trò to lớn của nhau.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp văn hóa kinh doanh nhật bản và khả năng thâm nhập vào thị trường này của các doanh nghiệp việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)