Những thành tựu đạt được.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp văn hóa kinh doanh nhật bản và khả năng thâm nhập vào thị trường này của các doanh nghiệp việt nam (Trang 68 - 70)

Văn hoa kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoa chung, phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy văn hoa kinh doanh

chủ yếu phản ánh trình độ nhận thức, các giá trị truyền thống, các quan hệ phân phối, lưu thông của cải đời sống xã hội song nó là bộ phận không thể tách dời của văn hoa sản xuất, và lưu giữ.

Khi Việt N a m ta bất đẩu thực hiện công cuộc đầi mới (năm 1986) là khi

nền k i n h t ế thị trường bắt đầu được nhen nhóm, chỉ không lâu sau đó phát

triển mạnh hơn và ngày càng sôi động. Lúc này, nhu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng sự phát triển của quốc gia trở thành bức thiết. Việt N a m sẵn sàng chào đón tất cả các quốc gia và vùng lãnh thầ trên t h ế giới cũng như không ngừng cố gắng quảng bá hình ảnh của Việt N a m ra bạn bè năm châu.

Sự trường thành trong vấn đề lý luận và nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam cũng vì vậy m à lớn dậy. Thành tựu m à các doanh nghiệp của ta tạo được rõ nhất có thể thấy là nhận thức của đại bộ phận doanh nghiệp về văn hoa kinh doanh đã tiến bộ. Sự ra đời của ngày Thương nhân Việt Nam, cấc cuộc thi và

bình chọn sản phẩm dành cho các doanh nghiệp như Sao vàng đất Việt, Hàng Việt Nam chất lượng cao; hơn cả là sự nầi lên của một số điển hình tiên tiến

như FPT, Nước khoáng Vital... là những minh chứng cho sự tiến bộ này. Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu trong số các nước có quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam. Chúng ta đã biết vai trò t o 'lớn của

Nhật Bản trong thương mại và đầu tư của Việt Nam trong những nghiên cứu bên trên.Cũng như bao thị trường khác, khi thâm nhập thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng để có thể nhanh chóng thâm nhập vấn đề tối quan trọng là việc nghiên cứu kĩ luật pháp, đặc điểm, thị hiếu tiêu dùng... của thị trường này. K h i đó đừng nghĩa với với vấn đề văn hoa kinh doanh Nhật Bản cần được quan tâm kĩ càng từ phía các doanh nghiệp. Nhìn chung thực trạng hiện nay ý thức của các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu đặc điểm vãn hoa kinh doanh Nhật Bản trước khi có quyết định làm ăn với thị trường này là tốt. Cụ thể và điển hình như sau:

• Hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản theo nhiều phương thức và mặt tiếp cận đang được triển khai sâu rộng trong các doanh nghiệp tham gia thâm nhập vào thị trường này. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, có ảnh hưởng nhiều nhất là các hoạt động liên kết giữa Phòng Thương mại và công nghiệp với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) trong khuôn khổ của hai cơ quan này.

• Song song với hoạt động giao lưu trên nhiều lĩnh vực của Chính phủ hai nước được coi như tiền để, các doanh nghiệp hai bên biết chủ động gặp gỡ nhau trên các diễn đàn doanh nghiệp, trao đổi các kinh nghiệm về quản trị, quản lí... và học hỏi lẫn nhau. Điển hình nhất là trường hợp của công ty K i n h Đô. Kinh Đ ô cũng áp dụng 5S giống như của Nhật trong phương thức quản trị của mình. N ế u đi vào bất kì một cửa hàng nào của công ty bạn cũng sẽ thấy tôn chỉ hoạt động của công ty luôn đi kèm với nội dung của 5S là sàng lọc, sắp xếp, săn sóc, sạch sẽ, sẵn sàng.

• Các doanh nghiệp quan nhiều lần làm việc với doanh nghiệp Nhật thấy rằng việc có thể sử dụng được tiếng Nhật trong đàm phán, giao tiếp, tín dụng... rất dễ gây cảm tình cho phía đối tác. Cho nên doanh nghiệp nào có quan hệ với Nhật Bản thường có bộ phận tiếng Nhật, và tổ chức bừi dưỡng tiếng Nhật cho nhân viên. Theo yêu cầu đó số lượng người học tiếng Nhật

ngày một tăng. Tính đến thời điểm này, tại H à N ộ i đã có tói hơn 18 cơ sở đào tạo tiếng Nhật (có 6 trường Đạ i học quốc lập và hơn 12 cơ sở tư nhân) vối số hoe viên khoảng 3700 người. Thành phố H ồ Chí M i n h có 26 cơ sở (6 trường Đại họcvà 20 cơ sở tư nhân) với số học viên lên khoảng 7300 người. Tổng số học viên học tiếng Nhật tại Việt Nam hiện thống kê được khoảng hơn 11000 người. Đáng chú ý là kể từ năm 1994 đến nay, đã có nhiều giáo viên của Nhật Bản tình nguyện sang Việt Nam giảng dạy tiếng Nhật, góp phữn tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị và giao lưu văn hóa giữa hai nước.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp văn hóa kinh doanh nhật bản và khả năng thâm nhập vào thị trường này của các doanh nghiệp việt nam (Trang 68 - 70)