Đẩy mạnh mối liên kết với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 74)

Mối liên kết giữa các doanh nghiệp ở đây có thể hiểu đó là mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với doanh nghiệp bán lẻ ( liên kết ngang); liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất (liên kết dọc) hay mối liên kết hỗn hợp. Kinh nghiệm từ Singalpore đã chứng minh việc liên kết có rất nhiều tác dụng. Đầu thập niên 70, trung tâm mua sắm tại Singapore phát triển một cách ào ạt. Để chuẩn bị đứng vững trước sự bùng nổ các trung tâm mua sắm sau này 10 đại gia bán lẻ của Singapore lúc đó đã liên kết với nhau để thành lạp hiệp hội bán lẻ Singapore (SRA). Nhờ quy chế hoạt động rõ ràng, sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nên SRA không ngừng phát triển và đứng vững trước sự cạnh tranh của các đại gia nước ngoài. Đến nay, SRA có 210 thành viên, chiếm tới 70 % doanh số bán lẻ trên thị trường Singapore. Để đẩy mạnh mối liên kết giữa các doanh nghiệp cần:

Nhanh chóng phát triển, tăng cường hiệu quả hoạt động của hiệp hội bán lẻ Việt Nam. Hiệp hội sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các hội viên; cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền để xây dựng các chính sách phát triển bán lẻ, cung cấp thông tin, tham gia xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới bán lẻ Việt Nam; hỗ trợ đào tạo và tuyên truyền cho hội viên; phát triển quan hệ quốc tế. Với vai trò to lớn như vậy Hiệp hôi bán lẻ sẽ là người tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam để đối trọng lại với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

Các doanh nghiệp bán lẻ phải lựa chọn những nhà cung ứng phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của mình nhằm tạo ra quan hệ bạn hàng lâu dài. Các nhà cung ứng cần đảm bảo cung cấp hàng hoá theo đúng hợp đồng tránh tính mùa vụ. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể hỗ trợ, tư vấn cho nhà cung ứng trong việc sản xuất, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.

Có những chính sách để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp bán buôn lớn. Các doanh nghiệp này sẽ đóng vai trò cầu nối vững chắc cho doanh nghiệp bán lẻ và các nhà sản xuất. Các doanh nghiệp bán lẻ có thể yên tâm kinh doanh với một nhà cung ứng hàng hoá ổn định về số lượng và chất lượng hàng hoá thay vì phải làm việc với hàng trăm, hàng nghìn nhà cung ứng như trước kia. Các nhà bán buôn này sẽ có khả năng nghiên cứu thị trường, đặt hàng cho nhà sản xuất, tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá rộng khắp thông qua việc thiết lập chuỗi, hoặc nhượng quyền thương mại... do vậy chưa tạo ra được ảnh hưởng đến nhà sản xuất và góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất.

Ngoài việc liên kết với nhau thông qua hiệp hội thì các doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể liên kết với nhau thông qua việc hình thành những tập đoàn như VDA chẳng hạn. Tuy nhiên, khi liên kết với nhau các doanh nghiệp cũng cần biết chia sẻ thông tin, chia sẻ quyền lợi tránh trường hợp “đèn ai người đó rạng” làm cho mối liên kết chỉ là hình thức, số lượng không hiệu quả.

3.5.5. Tăng cường các hoạt động quảng bá tiếp cận người tiêu dùng:

Có thể nói trước chiến lược quảng bá hình ảnh hiệu quả của các siêu thị nước ngoài như BigC, Metro… các doanh nghiệp bán lẻ nội địa có cơ hội để nhìn lại mình, thay đổi chính mình để chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế rất lớn trong hoạt động marketing. Họ có nguồn vốn lớn cho các chương trình giảm giá khuyến mại, nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong hoạt động quảng cáo, PR (quan hệ công chúng). Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có lợi thế của riêng mình. Thực tế ở Hàn Quốc là một bài học rất hay. Hai tập đoàn bán lẻ

lớn Walmart và Carrefour đã “nhường bước” trước nhà bán lẻ nội địa Hàn Quốc đó là: Shinsegae. Theo phân tích sở dĩ nhà bán lẻ nội địa này chiến thắng bởi hai yếu tố là khả năng xoay trở và đặc biệt là am hiểu người tiêu dùng. Chính vì am hiểu người tiêu dùng nên chiến lược quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp bán lẻ này tuy ít tốn kém nhưng vô cùng hiệu quả. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều đó nếu chú ý tới các vấn đề sau:

Phân tích, nghiên cứu tập quán, thói quen, những điểm riêng có của người tiêu dùng Việt Nam như: những nhãn hiệu ưa thích, thích làm gì ở siêu thị, thích màu sắc cách bố trí như thế nào…

Thực hiện những chương trình giảm giá, khuyến mãi… trọng tâm tới những đối tượng khách hàng chính của mình để vừa hiệu quả vừa ít tốn kém.

Hàng hoá vào siêu thị cần đảm bảo về chất lượng, bảo quản, mẫu mã, giá cả… ổn định và cạnh tranh nhằm bảo vệ và gây niềm tin tới người tiêu dùng.

Tổ chức các sự kiện xã hội để quảng bá hình ảnh của mình.

Ngoài ra cũng có thể phát triển hình thức bán hàng, quảng bá qua mạng. Đây là một hình thức mới và rất tiện lợi và hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy có rất nhiều xu hướng phát triển thị trường bán lẻ trong thời gian sắp tới: xu hướng phát triển thương mại điện tử, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hình thành các tập đoàn bán lẻ lớn, nhượng quyền thương hiệu. Thị trường bán lẻ Việt Nam nên phát triển theo những xu hướng này. Nhưng Việt Nam nên tập trung, định hướng, hỗ trợ phát triển thị trường bán lẻ theo những xu hướng nào thì cần xem xét kỹ tình hình thực tế và đánh giá, dự báo tốt những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bán lẻ trong thời gian tới. Và chương 3 cũng đưa ra một số dự báo về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường bán lẻ như: yếu tố phát triển kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài, tâm lý người tiêu dùng. Các dự báo đều cho thấy tín hiệu lạc quan cho thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, Chính phủ và các doanh nghiệp bán lẻ không thể bỏ qua nguy cơ lũng đoạn thị trường của các tập đoàn bán lẻ hùng mạnh nước ngoài.

Với mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ theo hướng hiện đại, tạo ra được môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bán lẻ, đề tài đã vạch ra một số giải pháp. Các giải pháp này đều xuất phát từ nhiều phía: Chính phủ; doanh nghiệp, tư thương bán lẻ...Từ những giải pháp này hy vọng góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển bền vững.

Chương 2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

VIỆT NAM.

2.1. Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam:

Hình thức phân phối hàng hoá ở Việt nam trước năm 1986 đa phần theo hình thức tem phiếu. Khi đó hầu hết các hàng hoá đều do nhà nước thu thập rồi phân phối theo kiểu phổ thông đầu phiếu. Vớ kiểu phân phối này người dân đều được nhận một số lượng hàng hoá như nhau. Ban đầu, hình thức này tỏ ra vô cùng hiệu quả đặc biệt trong trường hợp chiến tranh. Nhưng sau này, khi giành được độc lập cuộc sống của người dân bắt đầu thay đổi thị hình thức phân phối này không còn phù hợp nữa.

Sau năm 1986 cùng với sự thay đổi của đất nước thị thị trường bán lẻ VIệt Nam cũng có sự thay đổi. Hàng hoá đã bắt đầu được phân phối theo kiểu thị trường tức là theo nhu cầu, thu nhập của người dân. Hệ thống cửa hàng bán lẻ và các chợ phát triển nở rộ. Hàng hoá được tự do lưu thông trên thị trường. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều mặt hàng ngoại nhập. Cùng với sự nở rộ của thị trường hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ và tầng lớp thường gia được hình thành.

Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu làm quen với các kênh phân phối hiện đại từ năm 1993, khi một siêu thị nhỏ Minimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh. Siêu thị đầu tiên ở Hà Nội cũng là siêu thị Minimart ở tầng hai chợ Hôm được khai trương vào năm 1995. Do nền khinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng và đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 thị hệ thống siêu thị ở Việt Nam phát triển nở rộ. Trong thời gian này, nổi danh trong lĩnh vực bán lẻ như Saigonco.op với hệ thông siêu thị Co.opmart; công ty Đông Hưng với hệ thống siêu thị Citimart...

Đến năm 1999, thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đi đầu là tập đoàn Bourbon của Pháp với siêu thị đầu tiên BigC tại Đồng Nai. Tiếp sau đó hàng loạt các tên tuổi khác Metro Cash& Carry (Đức), Parkson( Malaixia)... thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.

Đến năm 2007 là mốc quan trọng của thị trường bán lẻ Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giớ WTO và với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào năm 2009. Khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có sự góp mặt của các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài.

Sau 20 năm đổi mới, thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ tăng trung bình 10% năm đến năm 2006 đã đạt hơn 600000 tỷ đồng. Từ lúc năm 1993 mới có siêu thị đầu tiên thì đến năm 2006 Việt Nam đã có 250 siêu thị và 50 trung tâm thương mại( phần thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ trình bày rõ hơn).

2.2. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam:

2.2.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006):

Qua phân tích ở phần trên, thị trường bán lẻ Việt Nam thực sự phát triển giai đoạn sau năm 2000. Đây là giai đoàn có yếu tố nước ngoài trên thị trường bán lẻ. Chính những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài này đã đem tới động lực mới, phương thức kinh doanh mới… cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Do vậy, phân tích giai đoạn thị trường bán lẻ Việt Nam trước khi gia nhập WTO, đề tài giới hạn là giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006.

2.2.1.1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ:

Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nước luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%. Số liệu chi tiết thể hiện thông qua biểu đồ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.1. Tổng mức bán lẻ giai đoạn 2000-2006

Nguồn: Tổng cục thống kê

Ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ luôn tăng đều đặn năm sau cao hơn năm trước. Mức tăng trung bình giai đoạn 2000-2006 là 18% cao hơn gấp 2 lần mức tăng trưởng GDP cùng thời kỳ. Đặc biệt năm 2006 tốc độ tăng đạt kỷ lục 20,9 % và tổng giá trị đạt tới 580,5 ngàn tỷ đồng gấp gần 3 lần so với tổng mức bán lẻ năm 2000. Giải thích cho sự tăng đều đặn của tổng mức bán lẻ có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, đời sống, sức mua của người dân ngày một tăng; thứ hai xuất hiện nhiều loại hình, của hàng bán lẻ hấp dẫn kích thích sức mua của người dân. 20.9 20.5 19.4 18.8 14.5 11.3 9.7 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 năm t ỷ đ ồ ng 0 5 10 15 20 25 % Giá trị Tốc độ tăng

Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ này không có sự đóng góp đồng đều từ các vùng miền trên cả nước. Do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên hoạt động bán lẻ trên các vùng miền trên cả nước cũng có sự khác biệt.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tính theo các vùng miền được thống kê ở bảng dưới đây

Bảng 2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tính theo các vùng trên cả nước (Nguồn : Tổng cục thống kê) Đơn vị: tỷ đồng

Nhìn chung, sự phát triển hoạt động bán lẻ của các vùng trên cả nước đều có

tốc độ tăng trưởng đồng đều cùng với sự tăng trưởng chung của hoạt động bán lẻ trên cả nước. Trong tất cả các năm, tất cả các vùng thì tổng mức bán lẻ tăng trung bình các năm đều là khoảng 10,8%.

Có thể dễ dàng thấy tổng mức bán lẻ của hai khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long khá bằng nhau qua hầu hết các năm. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ của hai khu vực này luôn chiếm khoảng 1/3 tổng mức bán lẻ của cả nước. Khu vực Đông Nam Bộ với các thành phố mà mức tiêu dùng lớn ( thành phố Hồ

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 220410,6 245315,0 280884,0 333809,3 398524,5 480293,5 580710,1 Đb sông Hồng 43119,7 47233,0 56036,0 66146,3 79280,2 96422,3 117912,5 Đông Bắc 11332,2 15526,0 17840,0 20722,4 25297,3 30146,2 35907,5 Tây Bắc 2059,4 2976,0 2778,0 2973,1 3894,1 4953,1 6050,5 Bắc Trung Bộ 14858,0 16235,0 17868,0 20556,6 24646,8 30021,4 35734,6 Dh Nam Trung Bộ 17129,0 20532,0 22020,0 27290,4 31665,8 37824,4 46408,5 Tây Nguyên 7599,0 8006,0 9254,0 10543,6 12926,8 17398,2 21285,5 Đông Nam Bộ 80807,6 88203,0 101120,0 121640,1 144480,9 166026,7 201792,0 Đb sông CửuLong 43505,7 47254,0 53968,0 63936,8 76332,6 97501,2 115618,9

Chí Minh, thành phố Bình Dương...) thì tổng mức bán lẻ lớn nhất so với các vùng khác trên toàn quốc. Tổng mức bán lẻ của Đông Nam Bộ gần bằng tổng mức bán lẻ tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cộng lại. Như vậy, tổng mức bán lẻ tại ba vùng này đã chiếm tới 2/3 tổng mức bán lẻ của cả nước. Hầu hết các siêu thị lớn, trung tâm thương mại hiện đại đều được xây dựng tại những vùng này. Giải thích cho vấn đề này có hai lí do chính. Thứ nhất, tại những vùng này giao thông đi lại và vận chuyển hàng hoá dễ dàng (ở đây là các vùng đồng bằng đường xá thuận tiện, có những cảng biển lớn như Sài Gòn, Hải Phòng...). Thứ hai, tại những vùng này là những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, dân cư tập trung đông đúc, thu nhập của người dân cũng cao hơn các vùng khác nên sức tiêu thụ sẽ lớn hơn.

Ngược lại, tại những vùng giao thông khó khăn, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn như Tây Nguyên, Tây Bắc thì tổng mức bán lẻ rất khiêm tốn. Tổng mức bán lẻ tại vùng Tây Bắc thường chỉ chiếm hơn kém 1% tổng mức bán lẻ của cả nước. Vùng Tây Nguyên tổng mức bán lẻ cũng luôn chỉ chiếm khoảng 3-4 % tổng mức bán lẻ của cả nước. Do vậy, những vùng này cần sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước để phát triển hoạt động bán lẻ

Còn lại các vùng Đông Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ thì hoạt động bán lẻ cũng còn khá lạc hậu còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức bán lẻ chung của cả nước.

2.2.1.2. Mạng lưới phân phối:

Mạng lưới phân phối hàng hóa tại Việt Nam chủ yếu thông qua các phương thức truyền thống như chợ, cửa hàng bán lẻ... Nhận định trên được phản ánh rõ thông qua biểu đồ:

(Nguồn: www.sgtt.com.vn-Kịch bản nào mở cửa ngành bán lẻ)

Ta có thể thấy hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam chủ yếu vẫn theo cách truyền thống chiếm tới 84%. Lượng hàng hóa thông qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn…) mặc dù có tăng thêm nhưng cũng chỉ chiếm 10%. Riêng hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lượng hàng lưu thông qua kênh phân phối hiện đại có cao hơn mức trung bình của cả nước chiếm 23%. Trong khi đó ở các vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh phía nam, miền trung và miền bắc, tiểu thương, tư thương đảm nhận vai trò phân phối hàng là chủ yếu. Nếu đem so sánh với các nước khác trên thế giới thì càng chứng tỏ hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Tại các nước phát triển thị phần của siêu thị trong lĩnh vực bán lẻ chiếm tới 80-90%. Ở các nước như Nam Mỹ, Đông Á trừ Trung Quốc thì lượng hàng hóa qua kênh phân phối hiện đại chiếm tới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 74)