Một số bài học kinh nghiệm từ các nước có thể áp dụng cho

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 52 - 79)

Rõ ràng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang chịu một sức ép rất lớn từ thực tiễn phát triển đất nước và các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của các nước trên thế giới và rút ra những bài học bổ ích có thể áp dụng cho thị trường bán lẻ Việt Nam chính là một bước đi mang tính “đi tắt, đón đầu”.

Thông qua nghiên cứu sự phát triển của các thị trường bán lẻ hoàn chỉnh và phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản..); hay các thị trường bán lẻ có điều kiện tương đồng với Việt Nam song có nhiều thành tựu trong phát triển thị trường bán lẻ (Trung Quốc, Thái Lan..) có thể rút ra một số kinh nghiệm:

+ Xây dựng một hệ thống luật hoàn chỉnh và riêng biệt liên quan tới thị trường bán lẻ:

Nhật Bản: Năm 1971 luật Thị trường bán buôn (Wholesale Markets Law) được ban hành để thay thế luật Thị trường bán buôn tập trung (Central Wholesale Markets Law) năm 1923. Theo luật này hàng hoá được bán theo phương thức đấu giá công khai. Năm 1974 luật Cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn được ban hành thay thế cho luật Cửa hàng Bách hoá năm 1954. Luật này được sửa đổi năm 1979 và vẫn được áp dụng tới nay. Theo đó, các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn phải được đệ trình lên các cơ quan của chính phủ để xem xét phê duyệt.

luật Buôn bán hàng nông sản giao sau năm 1999; luật Kiểm soát đối với kinh doanh kho, hầm chứa và kho lạnh năm 1992...

Thực tế từ sự phát triển các thị trường này thì hệ thống luật định điều chỉnh có vai trò then chốt trong việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường bán lẻ. Các quy định về cạnh tranh, quy cách số lượng ... các cửa hàng, trung tâm mua sắm ra đời kịp thời cũng phần nào ngăn cản sự thống trị của các nhà phân phối nước ngoài và làm bình ổn thị trường bán lẻ. Nội dung của các luật định trên luôn dễ hiểu rõ ràng đồng thời luôn được điều chỉnh theo hướng giảm thiểu quản lý hành chính tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.

+ Triển khai các mô hình bán lẻ phù hợp với thu nhập, tập quán tiêu dùng của từng khu vực lãnh thổ:

Hoa Kỳ: Do đặc điểm dân cư thu nhập cao và đa dạng về nhu cầu nên mô hình phát triển thị trường của nước này chủ yếu theo hướng hiện đại. Các loại hình như đại siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích, bán hàng qua mạng, qua điện thoại ... rất phát triển.

Nhật Bản: Mặc dù, là một nước phát triển thị trường phát triển hiện đại song ở Nhật Bản vẫn tồn tại khá nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ lẻ. Những cửa hàng bán lẻ sử dụng trung bình từ 1- 49 nhân viên ở Nhật Bản là 13 cửa hàng cho 1000 dân cao hơn so với tỷ lệ 6,6 ở Đức; 6,1 ở Anh. Nếu tính về số lượng ở Nhật Bản là 1,6 triệu còn ở Hoa Kỳ là 1,5 triệu trong khi dân số Hoa Kỳ lớn hơn gấp 2,1 lần Nhật Bản. Các cửa hàng được hỗ trợ và rất phát triển ở Nhật Bản bởi lẽ: Các cửa hàng này có dịch vụ tốt và tiện lợi; do diện tích sinh sống nhỏ bé nên người dân Nhật Bản thường đi mua sắm liên tục; thói quen muốn giao lưu với người bán hàng.

Như vậy, khi thị trường phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại xuất hiện thì bán lẻ theo phương thức truyền thống vẫn có vai trò riêng của nó. Kinh nghiệm cho thấy cần phải hỗ trợ xúc tiến các mô hình bán lẻ hiện đại song không xoá bỏ các hệ

thống phân phối truyền thống khi nó vẫn có ưu thế riêng đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa.

+ Phát triển thương mại điện tử:

Hoa Kỳ: Do thương mại điện tử ở nước này phát triển ở trình độ cao nên ngoài một số quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chật lượng quy cách mẫu mã thì luật Chữ ký điện tử trong thương mại điện tử và luật Giao dịch điện tử thống nhất đã được ban hành có hiệu lực từ ngày 1-10 -2000. Hoa Kỳ đã xây dựng được một số trang web bán lẻ rất danh tiếng và uy tín như:www.amazon.com; www.ebay.com;

www.dell.com... Doanh thu từ việc bán lẻ năm 2006 tại Hoa Kỳ là 102,1 tỉ đôla tăng 24% so với năm 2005. Ngoài ra, nước này những sàn giao dịch trên mạng (chủ yếu là các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp) như: www.thesem.com (chuyên kinh doanh các mặt hàng bông qua mạng); www.farms.com ( sàn giao dịch đối với hàng nông nghiệp và thực phẩm tại Bắc Mỹ )

Trung Quốc: Do số lượng người truy cập internet liên tục tăng qua các năm qua (đến cuối tháng 6-2004 ước tính tại Trung Quốc có khoảng 87 triệu người truy cập) nên thương mại điện tử tại Trung Quốc tăng khá nhanh.Cổng thương mại điện tử

www.chinaec.com kết nối 30 doanh nghiệp tới người tiêu dùng (chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ gỗ gia dụng, quà tặng, phần mềm sách) hiện nay rất phát triển.

Thương mại điện tử phát triển không chỉ ở các nước phát triển mà nó đã thực sự đang bùng nổ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, số người truy cập internet tăng liên tục chính là cơ sở tiền đề để Việt Nam phát triển thương mại điện tử. Kinh nghiệm từ việc xây dựng luật pháp, phát triển các lĩnh vực phụ trợ như bảo mật, thẻ thanh toán... của các nước đi trước rất cần xem xét phân tích để áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thái Lan: Nhượng quyền thương mại là một hình thức buôn bán khá phổ biến tại nước này. Tại Thái Lan năm 2001 có hơn 7500 cửa hàng nhượng quyền và doanh số đạt tới 2 tỉ đôla. Tốc độ tăng hàng năm của ngành này lên tới 10%/ năm. Chính phủ Thái Lan đã chi ra 23 triệu đôla để hỗ trợ các nhà nhượng quyền nước này khởi nghiệp.

Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức rất có lợi đối với những còn kém phát triển như Việt Nam. Hình thức này cho phép người kinh doanh được sử dụng thương hiệu, dịch vụ buôn bán, tư vấn, kiểm soát hàng hoá của các thương hiệu phân phối nổi tiếng trên thế giới. Qua đó, các doanh nghiệp cũng như công nhân có thể học tập được nhiều từ các doanh nghiệp chủ quản này.

+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ trong nước:

Để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước Chính phủ Thái Lan và Trung Quốc đã có nhiều cách. Họ hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách: hỗ trợ thông tin, đào tạo kỹ năng quản lý, nghiên cứu thị trường, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm…

Thực hiện chính sách ưu tiên phát triển siêu thị, trung tâm thương mại tại các địa phương đủ điều kiện: Trung Quốc giai đoạn đầu siêu thị phát triển quá ồ ạt tại các thành phố lớn khiến nhu cầu ở đây đã bão hòa trong khi đó ở các thành phố nhỏ lại hầu như không có siêu thị nào. Thấy được điều đó, Chính phủ Trung Quốc thực hiện ưu tiên phát triển các siêu thị ở vùng biên. Thực tế các siêu thị này phát triển rất tốt, đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 có vai trò đưa ra những lý luận chung và cơ bản nhất về thị trường bán lẻ. Trong chương 1 đã trình bày rất rõ: khái niệm về thị trường bán lẻ; phân loại ra các loại hình bán lẻ trên thị trường; phân tích vị trí, vai trò, chức năng của thị trường bán lẻ đối với nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, chương này cũng nêu những nhân tố chính tác động tới sự tồn tại và phát triển của thị trường bán lẻ. Đây chính là những cơ sở lý luận được sử dụng xuyên suốt trong các chương còn lại. Dựa vào những kiến thức về thị trường bán lẻ ở chương 1, chương 2 sẽ lựa chọn những khía cạnh, đặc điểm nổi bật nhất của thị trường bán lẻ để phản ánh chính xác, chân thực thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam.

Ngoài ra, chương 1 cũng đưa ra những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ nhận được gì, sẽ mất gì khi gia nhập WTO và những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế cần đáp ứng của thị trường bán lẻ Việt nam cũng được giới thiệu. Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có cơ hội được nhận rất nhiều thứ: vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý...nhưng áp lực về cạnh tranh về mở cửa thị trường cũng rất lớn. Vậy cần làm gì để tận dụng được cái sẽ được và hạn chế cái sẽ mất. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương 3.

Cuối chương 1 đề cập tới những kinh nghiệm về phát triển, quản lý thị trường bán lẻ của một số nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Đây là những kinh nghiệm rất quý báu mà Việt Nam rất nên xem xét, vận dụng, học tập để phát triển thị trường bán lẻ.

Chương 3.

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM.

3.1. Những xu hướng phát triển thị trường bán lẻ thế giới:3.1.1. Thương mại điện tử: 3.1.1. Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử là một hình thức mới song phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây bởi những ưu điểm nổi trội của nó. Tất cả các hoạt động kinh doanh, các giao dịch trao đổi, thảo luận, đàm phán, ký kết hợp đồng, mua bán trao đổi hàng hoá đều qua mạng. Nó tiết kiệm được nhiều chi phí giao dịch, thu nhập thông tin. Như vậy, doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ sẽ có rất nhiều thuận lợi. Hàng hoá bán và giới thiệu qua mạng sẽ không cần tốn chi phí thuê mua cửa hàng, chi phí sắp xếp, nhân viên trực tiếp bán hàng... Khách hàng cũng có những tiện lợi nhất định, họ chỉ cần ở nhà hay bất cứ nơi nào, lên mạng xem hàng hoá đặt hàng và thế là có món hàng mình ưa thích mà không tốn công đi lại.

Thương mại điện tử thường được chia theo đối tượng khách hàng đó là: thương mại điện tử B2B( bisiness to bisiness) bao gồm các giao dịch mà đối tượng khách hàng là công ty; thương mại điện tử B2C (bisiness to customer) là các giao dịch mà khách hàng là các cá nhân và chính là hình thái phát triển mới của thị trường bán lẻ.

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng thương mại điện tử cũng có những yêu cầu nhất định về mặt công nghệ. Trước hết, cả người bán và người mua đều phải có thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại) cung cấp dịch vụ mạng. Sau đó, các hàng hoá giới thiệu qua mạng cần đảm bảo tính chân thật về hình dáng, chất lượng, chủng

loại, nguồn gốc... Điều đặc biệt quan trọng đó là tính bảo mật. Vì hầu hết các giao dịch chi phí là qua mạng nên việc đảm bảo an toàn, bí mật cho tài khoản của khách hàng là yếu tố sống còn.

Do những đặc thù đó nên thương mại điện tử hiện nay chủ yếu phát triển mạnh ở những nước có nền công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì thương mại điện tử được dự đoán sẽ sớm lan toả toàn cầu.

3.1.2. Các dịch vụ chăm sóc khách hàng phát triển:

Khi mà đời sống xã hội ngày càng hiện đại, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều hình thức, trung tâm bán lẻ thì giá cả dường như không còn là yếu tố quan trọng nhất thu hút khách hàng nữa. Minh chứng cho điều này là sự thất bại của Wal-mart (tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới) tại Hàn Quốc, Đức. Ưu điểm nổi bật của tập đoàn Wal-mart là yếu tố hàng hoá rất rẻ . Song sự thất bại của tập đoàn này là ở hai quốc gia trên chính ở điểm khách hàng Hàn Quốc, Đức quan tâm nhiều tới các dịch vụ bán hàng hơn như có nhân viên bán hàng trực tiếp hướng dẫn cho khách hàng...

Qua đó, chứng tỏ rằng các dịch vụ chăm sóc khách hàng là một yếu tố cạnh tranh mấu chốt của bất kỳ nhà bán lẻ nào trên thị trường bán lẻ.Các dịch vụ chăm sóc khách hàng được hiểu như: khuyến mãi, bảo hành sửa chữa, các dịch vụ hậu mãi, các dịch vụ tiện ích (mua sắm kết hợp với vui chơi giải trí, có nơi trông trẻ, xem phim....)...Thực tế, những “đại gia” trên thị trường bán lẻ chính là những người đã giải quyết tốt vấn đề trên.

Những năm gần đây, xu hướng này thực sự đã xuất hiện ở Việt Nam đặc biệt tại các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Chính sự cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ ngoại tác động tới doanh nghiệp bán lẻ trong nước, các hộ kinh doanh bán lẻ có nhiều thay đổi trong phương thức kinh doanh. Các dịch vụ

khuyến mãi, bảo hành ... đã được quan tâm hơn. Lúc đó, khách hàng sẽ là người được lợi.

3.1.3. Hình thành các tập đoàn bán lẻ lớn:

Thực tế, xu hướng tập trung hoá hình thành các tập đoàn bán lẻ lớn đã có từ lâu như các tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức), Cora (Pháp)...Các tập đoàn này có một mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên toàn thế giới.Với số vốn lớn, hệ thống các nhà cung cấp, đại siêu thị các tập đoàn bán lẻ lớn có nhiều ưu điểm:

- Trình độ quản lý chuyên nghiệp từ cấp chủ quản đến cấp cơ sở - Khả năng nghiên cứu, nắm bắt thị trường nhanh nhạy chính xác

- Do nguồn cung dồi dào nên các tập đoàn này có thể tác động tới các nhà sản xuất theo hướng giá cả, mẫu mã hàng hoá hợp lý với người tiêu dùng hơn.

- Giá cả hàng hoá luôn rẻ hơn do các tập đoàn này có chuỗi cung ứng toàn cầu. - Công nghệ quản lý, kho bãi bảo quản hàng hoá hiện đại.

Do vậy, xu hướng hình thành các tập đoàn lớn vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới.

3.1.4. Nhượng quyền thương hiệu:

Như đã phân tích ở chương 1 ta có thể thấy nhượng quyền thương hiệu đang phát triển mạnh trên các quốc gia trên thế giới. Nhượng quyền là hình thức một doanh nghiệp kinh doanh ( chủ yếu là các doanh nghiệp bán lẻ) sau khi xây dựng thành công thương hiệu của mình sẽ nhượng lại thương hiệu của mình cho các doanh nghiệp hay cá nhân khác. Nội dung của nhượng quyền có nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Như vậy, người được nhượng quyền thương hiệu sẽ không mất nhiều công xây dựng thương hiệu mà chủ yếu tập trung vào kinh doanh, ngoài ra còn được tập huấn, hỗ trợ. Doanh nghiệp nhượng quyền cũng nhận được một phần phí do bên nhận nhượng quyền cung cấp.Nhượng quyền thương hiệu là hình thức rất có lợi cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì

với hình thức này hệ thống bán lẻ hiện đại, quy mô sẽ phát triển nhanh mà không cần quá nhiều vốn.

Hình thức này cũng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam ví dụ Trung Nguyên, Kinh Đô và hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai gần.

3.2. Dự báo về các yếu tố ảnh hưởng tình hình phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn hiện nay đến năm 2010: lẻ Việt Nam giai đoạn hiện nay đến năm 2010:

3.2.1. Tổng quan về nền kinh tế:

Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 là 7,5-8%. Theo đó, đến năm 2010, tổng GDP đạt trên 1.400 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và khá cao như vậy là điều kiện để các doanh nghiệp bán lẻ có những kế hoạch khả quan để mở rộng thị trường, tăng trưởng đầu tư,

Rào cản gia nhập, rút lui khỏi thị trường và các thuế hàng hóa sẽ dần được dỡ bỏ: Ngay từ khi thực hiện quá trình đổi mới kinh tế Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương tự do hóa thương mại. Trong những năm tới đây, Nhà nước chủ trương cho

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 52 - 79)