Vai trò của hoạt động bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 42)

Khi hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng, phục vụ được nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hoá. Nó điều tiết hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Nó điều tiết hàng hoá ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo cung cấp hàng hoá công bằng cho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước. Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực.

Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ phát triển. Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn.

Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng tự điều tiết ít chịu ảnh hưởng của Nhà nước của thị trường hơn. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là hàng hoá phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với các quy định cạnh tranh lành mạnh thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận được những hàng hoá tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.

Trong nền sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một nền sản xuất hàng hoá lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sở dĩ có mâu thuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại có những nhu cầu, sở thích khác nhau. Khi xã hội càng phát triển thì sự đa dạng của những nhu cầu này ngày càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp phải tăng quy mô sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận. Và hoạt động bán lẻ có vai trò giải quyết được mâu thuẫn cơ bản đó. 1.1.5. Chức năng của hoạt động bán lẻ:

Hoạt động bán lẻ có rất nhiều chức năng. Nhưng các chức năng chính của bán lẻ là mua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro và thông tin thị trường.

- Chức năng cơ bản nhất của hoạt động bán lẻ là chức năng mua và bán: Chức năng mua tức là tìm kiếm, đánh giá, so sánh giá trị các loại hàng hoá dịch vụ. Chức năng bán là tiêu thụ, phân phối các loại sản phẩm này. Lợi nhuận của các nhà bán lẻ chính là nhờ vào sự chênh lệch giữa giá hàng hoá bán ra và mua vào. Do đó để tối đa hoá lợi nhuận các nhà bán lẻ cố gắng mua hàng với giá rẻ và bán ra với số lượng lớn và giá cao.

- Chức năng cung cấp tài chính: Chức năng này thể hiện ở việc các nhà bán lẻ cung cấp tài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hoá nào đó. Có thể nhà bán lẻ cung cấp tài chính trước một phần để nhà sản xuất. Việc thực hiện chức năng này tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ và mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất.

- Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của hoạt động bán lẻ được thể hiện ở hai chiều. Thông qua các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán lẻ thì các thông tin về sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng. Đồng thời, qua hoạt động bán lẻ các nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Họ là những người hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nhất. Qua đó, nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tới nhà sản xuất để nhà sản xuất có

thể điều chỉnh sản xuất để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng.

- Chức năng vận tải: dựa vào việc mua bán hàng hoá của nhà sản xuất để bán cho người tiêu dùng thì nhà bán lẻ có thể tự mình thực hiện chức năng vận tải hàng hoá trong hệ thống phân phối của mình.

- Chức năng phân loại và tiêu chuẩn hoá các loại hàng hoá: Người tiêu dùng có nhu cầu, thu nhập rất đa dạng. Người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập khác với người tiêu dùng ở thành thị. Người trẻ có yêu cầu về mẫu mã chất lượng hàng hoá khác với người già. Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng sắp xếp, phân loại số lượng hàng hoá gần nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hoá là công việc tìm kiếm những sản phẩm đồng nhất giữa các nhà sản xuất có thể thay thế cho nhau.

- Chức năng lưu kho, bảo quản sản phẩm: Đối với mọi hàng hoá đều có thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản nhất định. Chức năng này của hoạt động bán lẻ là đảm bảo hàng hoá đảm bảo chất lượng nguyên gốc nhất có thể khi đến tay người tiêu dùng. Thước đo của chức năng này là khả năng đảm bảo sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Chức năng chia sẻ rủi ro: Mức độ chia sẻ rủi ro tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Nếu như nhà sản xuất tự phân phối hàng hoá của mình thì sự chia sẻ rủi ro bằng không. Nếu như nhà bán lẻ mua đứt hàng hoá của nhà sản xuất thì sau đó họ sẽ tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hoá cho khách hàng. Khi đó rủi ro đối với nhà sản xuất đã được chuyển tới nhà bán lẻ tại thời điểm bán xong sản phẩm đó. Trong trường hợp các nhà sản xuất gửi bán sản phẩm, hay nhà bán lẻ là đại lý hoa hồng, tiêu thụ cho nhà sản xuất thì rủi ro được chia sẻ đối với cả người sản xuất và bán lẻ đến khi bán, bảo hành xong sản phẩm.

- Một số chức năng khác: Các nhà bán lẻ như các siêu thị hiện đại còn thực hiện chức năng chế biến nhất đối với hàng thực phẩm. Ngoài ra, các nhà bán lẻ còn thực hiện các công việc khác như đóng gói, gắn nhãn mác...

Tóm lại, hoạt động bán lẻ có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng. Nó được coi là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tái sản xuất mở rộng đảm bảo cho quá trình này thông suốt từ đó đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tới thị trường bán lẻ:

+ Các chính sách của Nhà nước: Đây là yếu tố có tác động quyết định tới sự hình thành và phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ. Các phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ như: phân phối kế hoạch hoá; tự do buôn bán hay hoạt động theo cơ chế thị trường có quản lý... Các chính sách của Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật sẽ quyết định phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ. Hiện nay, chính sách của Nhà nước Việt Nam là thị trường bán lẻ phát triển theo kiểu kinh tế thị trường có quản lý. Chính sách của Nhà nước cũng thể hiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ theo từng nhóm hàng; nhóm đối tượng ... tham gia vào thị trường. Ví dụ như tại Việt Nam các chính sách liên quan tới thị trường bán lẻ đều có những quy định hạn chế tiêu dùng những mặt hàng cao cấp hay hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ trong nước.

Các chính sách của Nhà nước còn có vai trò trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ. Các thị trường bán lẻ càng phát triển thị các chính sách của Nhà nước càng có xu hướng thông thoáng và tạo ra môi trường kinh doanh công bằng hơn. Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước cũng thể hiện mức độ can thiệp của vào các hoạt động kinh doanh thương mại.

+ Các yếu tố kinh tế: Đối với thị trường bán lẻ thì các yếu tố kinh tế được hiểu là tổng cung và cầu về hàng hoá dịch vụ bán lẻ. Một số yếu tố kinh tế có liên quan tới thị trường bán lẻ:

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: thể hiện mức độ gia tăng lượng hàng hoá dịch vụ cung ứng trên thị trường bán lẻ.

Lạm phát: tác động giá cả hàng hoá.

Tình hình thu hút vốn FDI: thể hiện lượng vốn, sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ.

...

+ Dân cư (người tiêu dùng): Đây là yếu tố tác động tới sự sống còn của thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ được coi là thị trường trung gian giữa các nhà sản xuất cung ứng với người tiêu dùng. Do vậy, sức mua thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng là yếu tố định hướng sự phát triển của thị trường. Rõ ràng, nơi có mật độ dân cư đông thì trường bán lẻ sẽ phát triển thuận lợi hơn nơi có mật độ dân cư thưa. Nơi người dân giàu có, mức chi tiêu lớn thị trường bán lẻ sẽ phát triển hơn nơi dân cư nghèo đói, mức chi tiêu nhỏ bé.

+ Cơ sở hạ tầng: các yếu tó về cơ sở hạ tầng có liên quan sản xuất kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham gia thị trường bán lẻ. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng góp phần to lớn vào sự phát triển của thị trường bán lẻ. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế liên quan tới sự phát triển của thị trường bán lẻ bao gồm một số yếu tố sau:

Trình độ hiện đại của hệ thống giao thông đường xá, bến bãi, thông tin liên lạc...

Chi phí vận chuyển bảo quản hàng hoá.

+ Yếu tố khoa học kỹ thuật: Các yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định và chi phối việc ứng dụng KH&KT trên thị trường; quyết định sự ra đời của sản phẩm mới, hình thành phương thức kinh doanh mới, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân. Một số yếu tố KH& KT tác động đến thị trường bán lẻ:

Trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.

Mức độ đầu tư khoa học công nghệ và tốc độ triển khai của ứng dụng mới trên nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia.

1.2. Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO:

1.2.1. Các cam kết trong WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ:

Trong cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ trong đó ngành dịch vụ phân phối hàng hóa được thương lượng rất kỹ. Quá trình mở cửa thị trường phân phối hàng hóa gồm 3 giai đoạn cơ bản1:

Giai đoạn 1: Hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia cung cấp dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ phải liên doanh với các doanh nghiệp của Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, phần vốn góp của nước ngoài sẽ bị giới hạn ở mức tối đa là 49%.

Giai đoạn 2: 1/1/2008. Tỷ lệ góp vốn 49 % sẽ được dỡ bỏ. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép làm đại lý, là nhà bán buôn và kinh doanh bán lẻ tất cả các mặt hàng nhập khẩu hợp pháp và các sản phẩm trong nước theo quy định của pháp luật, ngoại trừ xi măng và clinker, lốp (bào gồm cả lốp máy bay), sản phẩm giấy, các loại máy kéo, xe tải, xe con và xe máy, sắt và thép, thiết bị nghe nhìn, rượu các sản phẩm có cồn, phân bón.

Giai đoạn 3: Tại thời điểm 1/1/2009, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép tham gia làm đại lý, kinh doanh bán buôn và bán lẻ các loại sản phẩm:

máy kéo, xe tải, xe con và xe máy. Sau 3 năm tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, tất cả những hạn chế trên sẽ được dỡ bỏ. Việc thành lập các đại lý cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ được cho phép trên cơ sở “xem xét nhu cầu nền kinh tế”.

1.2.2. Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO của thị trường bán lẻ Việt Nam: Thông qua những phân tích và dự đoán ở trên, dưới đây đề tài xin tóm tắt lại Thông qua những phân tích và dự đoán ở trên, dưới đây đề tài xin tóm tắt lại những cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam khi gia nhập WTO:

Cơ hội: Đây là một thời điểm thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển có rất nhiều cơ hội để phát triển:

- Các chính sách của Việt Nam ngày càng minh bạch hoá: Các chính sách luật pháp luôn được coi là yếu tố bản lề, định hướng phát triển cho thị trường bán lẻ. Với các cam kết gia nhập WTO, thì các chính sách về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng sẽ đảm bảo sự tương thích nhất định với luật pháp quốc tế. Đồng thời, chính sách cũng được phổ biến rộng rãi cho toàn bộ các doanh nghiệp. Theo cam kết gia nhập WTO có rất nhiều các ngành khi quy định các chính sách luật pháp liên quan phải công khai phổ biến và lấy ý kiến của người dân. Như vậy, người dân và cộng đồng các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn luật một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, họ còn có thể đóng góp ý kiến để xây dựng các chính sách này. Từ đó, các chính sách luật pháp này sẽ đảm bảo được tính chính xác, khách quan tránh sự duy ý chí của những người xây dựng luật như trước kia. Ngoài ra, các chính sách luật pháp của Việt Nam sẽ phải đảm bảo được sự ổn định nhất định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh hơn.

- Kéo theo sự minh bạch và ổn định của các chính sách pháp luật thì các thủ tục hành chính sẽ được tối giản và hiệu quả: Thực tế hiện nay thì các thủ tục hành chính cũng đã được đơn giản hơn trước. Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện có chế “một

Nam gia nhập WTO thì các thủ tục này sẽ ngày càng tối giản hơn. Một mặt là do các cam kết gia nhập. Một mặt là do để thu hút được nguồn vốn nước ngoài nhiều hơn nữa thì một trong những biện pháp là giảm các thủ tục hành chính.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng ( kho, bãi, đường, cảng...) phát triển: Khi gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ tăng cường thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất ,qua đó thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ.

- Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội để tiếp thu những tri thức công nghệ tiên tiến để phát triển phương thức kinh doanh hiện đại, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động.

Chính sức ép cạnh tranh trên thị trường là cơ hội để các doanh nghiệp có thể học tập từ những đối thủ cạnh tranh và đổi mới chính mình.

- Ngoài ra, khi gia nhập WTO thì các hàng hoá tràn vào Việt Nam sẽ rẻ hơn, phong phú đa dạng do cam kết giảm thuế, do cơ hội để xâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn. Các dịch vụ ngân hàng, tài chính thanh toán sẽ trở nên thuận tiện, phát triển hơn. Do đời sống phát triển nên nhu cầu của người dân tăng lên… Những điều đó cũng góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển.

Thực tiễn cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng từ khi Chính phủ thực hiện chủ trương mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Nhiều phương thức bán lẻ đặc biệt là các siêu thị đã phát triển rộng khắp, phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Các sàn giao dịch hàng hoá đang dần xuất hiện và có cơ hội để phát triển... Rõ ràng, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu mốc là sự kiện gia nhập WTO thì thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tiếp cận với

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 42)