Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 51 - 52)

cũng có nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà”.

1.2.3. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của thị trường bán lẻ: bán lẻ:

Trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi sâu sắc. Nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế từ chỗ chỉ quan hệ thương mại với một số nước tới nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết với các quốc gia trên thế giới. Dấu mốc của sự thay đổi đó chính là sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới năm 2007.

Chính những thay đổi đó, đòi hỏi thị trường bán lẻ Việt Nam cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đặc biệt với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào ngày 1-1-2009 của Việt Nam thì thị trường bán lẻ Việt Nam cần có những yêu cầu nhiệm vụ mới.

Bởi lẽ, các tổ chức cá nhân bán lẻ Việt Nam sẽ không còn được nhận những bảo trợ của Nhà nước nữa mà phải cạnh tranh trực tiếp, công bằng với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Với lợi thế về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, tính chuyên nghiệp thì các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam.Tránh nguy cơ bị lấn át thì các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân bán lẻ trong nước phải thực sự mạnh, năng động mới có khả năng cạnh tranh. Do vậy, yêu cầu đổi mới các tổ chức, cá nhân bán lẻ là cấp thiết. Các doanh nghiệp cần thay đổi cung cách làm việc tránh tình trạng làm ăn theo kiểu quan liêu bao cấp. Cần có sự tăng cường liên kết giữa các nhà bán lẻ trong nước, giữa nhà bán lẻ với nhà cung cấp để thành lập được những tập đoàn tầm cỡ đủ sức cạnh tranh. Đối với các cá nhân, hộ gia đình cần năng động, nghiên cứu những hàng hoá, dịch vụ mạng tính chuyên biệt, độc đáo để đứng vững trước phương thức bán lẻ hiện đại và đồng thời đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng.

Đồng thời, dù nền kinh tế có chuyển hướng sang tự do cạnh tranh thì vai trò của Nhà nước không hề giảm sút. Nhà nước cần xác định rõ quan điểm và định hướng phát triển thị trường bán lẻ. Hệ thống luật pháp cần minh bạch rõ ràng để đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia vào thị trường bán lẻ. Ngoài ra, hệ thống cở sở phụ trợ như thông tin, ngân hàng, cảng đường, kho bãi... cũng cần nâng cấp, phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w