Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 93 - 97)

Việt Nam vừa mới gia nhập WTO hơn một năm bởi vậy kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng chưa có nhiều thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên,

2000 2002 2003 2004 2005 2006 Chỉ số chung 100,0 103,9 106,2 144,4 119,5 124,5 Sp khai thác mỏ 100,0 103,8 134,0 147,8 157,4 162,4 Sp chế biến 100,0 104,3 108,7 112,9 117,2 122,2 Điện, nước 100,0 102,4 106,4 111,4 116,7 119,6 Điện 100,0 102,5 103,1 107,0 115,4 116,8 Nuớc 100,0 102,3 122,5 139,5 140,1 142,0 Sp nông nghiệp 100,0 103,2 104,9 112,9 119,2 123,7 Sp trồng trọt 100,0 102,0 102,5 111,1 118,7 124,2 Sp chăn nuôi 100,0 106,3 110,9 117,3 117,9 118,2 Sp lâm nghiệp 100,0 102,5 109,0 123,4 129,5 130,7 Sp thuỷ sản 100,0 100,4 111,5 118,3 128,2 132,5

nguy cơ chiếm lĩnh thị trường của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới là đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng cũng đã có tâm lý háo hức chờ đón các siêu thị mới với những dịch vụ chăm sóc hiện đại. Bởi vậy, năm 2007 được coi là một năm vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Năm 2007 là năm bản lề để Nhà nước và các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thể hiện đường lối phát triển của mình để đối phó với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Năm qua, thị trường bán lẻ Việt Nam được tổ chức AT Kearny - một tổ chức xếp hạng uy tín trên giới thế giới- đáng giá đạt 74/100 điểm hấp dẫn thứ tư trên thế giới chỉ sau các quốc gia Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng cũng ở mức cao kỷ lục, 118 điểm và đứng thứ 5 thế giới, trong khi mức trung bình của thế giới là 97 điểm. Nghiên cứu xã hội học cho thấy , 72% số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền để mua sắm những sản phẩm đắt giá và hàng hiệu. Luôn nằm trong top những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nên Việt Nam luôn là một trong những lựa chọn đầu tư ưu tiên của các quốc gia lớn có nhiều tập đoàn bán lẻ hùng mạnh như: Anh, Hoa Kỳ, Pháp.. Năm 2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường bán lẻ có sự tăng trưởng vượt bậc tăng 23,3% so với năm 2006 tăng gấp đôi so với sự phát triển trung bình của thị trường bán lẻ trong những năm qua. Giá trị thực tế của tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 726,113 tỷ đồng.

Một sự kiện quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam năm qua đó là sau một thời gian chuẩn bị thì Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (ARV) được thành lập ra mắt tại Hà Nội ngày 5/10. Sự ra đời của Hiệp hội mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với 130 doanh nghiệp thành viên. Hiệp hội sẽ là người mang vai trò liên kết các thành viên để tạo thành sức mạnh tổng lực cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ nhận được từ Hiệp hội sự hỗ trợ đào tạo, tổ chức hội chợ, quảng cáo, tiếp thị...Ngoài ra, thông qua Hiệp hội các doanh nghiệp thành viên cũng có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau để giúp đỡ nhau phát

Bên cạnh Hiệp hội các nhà bán lẻ thành lập thì một số câu lạc bộ bán lẻ nhỏ cũng được thành lập và câu lạc bộ doanh nghiệp ICT – ICT Reseller club ( thuộc hiệp hội tin học thành phố Hồ Chí Minh) là một ví dụ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 70% thị trường bán lẻ công nghệ thông tin toàn quốc. Do vậy, câu lạc bộ này cũng có thể coi là câu lạc bộ các doanh nghiệp bán lẻ tin học của cả nước. Sự thành lập của câu lạc bộ cũng có thể coi là một bước chuẩn bị của các doanh nghiệp bán lẻ để đối phó với sức mạnh của các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài, trước khi các doanh nghiệp này được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong 2 năm tới.

Trong năm 2007, thị trường bán lẻ Việt Nam xuất hiện nhiều nhân tố mới. Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng đưa ra nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh mới:

Hệ thống chợ trên toàn quốc đã được cải thiện và mở rộng. Một số chợ đầu mối về nông sản, chợ bán buôn tổng hợp đã được xây dựng. Các hình thức quản lý chợ mới như hợp tác xã chợ, doanh nghiệp quản lý chợ bắt đầu được thí điểm.

Một loạt các hệ thống cửa hàng tiện ích đã được phát triển: Hapromart, G7 mart, Vmart, Smallmart 24/7...Các cửa hàng này phát triển mạnh đã đáp ứng phần nào nhu cầu, thời gian mua sắm đa dạng của người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng mạng lưới phân phối của mình: G7 mart tăng số cửa hàng tiện ích của mình lên 10000; siêu thị Citimart tăng thêm 5 địa điểm kinh doanh mới...

Đặc biệt trong năm qua đã xuất hiện một xu hướng mới rất đáng chú ý đó là các nhà bán lẻ trong nước và các nhà kinh doanh địa ốc bắt tay mở siêu thị, trung tâm thương mại. Sự hợp tác giữa Sài Gòn Coop sử dụng mặt bằng của cao ốc của BMC để mở siêu thị Coopmart là một ví dụ. Hình thức này đem lại rất nhiều lợi ích. Người dân tiện mua sắm chỉ cần “bước tới đất” là có thể đến siêu thị. Nhà xây địa ốc có thêm điểm trong việc thu hút khách hàng. Nhà bán lẻ tiết kiệm được nguồn

vốn lớn xây siêu thị, nắm giữ được những vị trí đắc địa. Thực sự hình thức này rất cần được phát huy.

Đó là sự chuẩn bị của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước khi thị trường bán lẻ Việt Nam hoàn toàn mở cửa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng có sự “xâm lấn” ồ ạt làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam nóng lên, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn.

Tranh thủ khoảng thời gian ngắn trước khi thị trường hoàn toàn rộng mở, rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài có kế hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ sẵn có hoặc xây mới, thâm nhập thị trường Việt Nam.

Tập đoàn Metro Cash & Carry ngoài 8 siêu thị hiện có với số vốn 120 tr USD có dự định trong năm 2008 xây mới 4 đại siêu thị nữa tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đồng Nai.

Hệ thống siêu thị Big C của tập đoàn Bourbon cũng có dự định mở thêm 4 siêu thị nữa tăng hệ thống siêu thị trên toàn quốc lên con số 10. Tập đoàn được coi là một tập đoàn rất nhanh nhạy trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Nhiều khi một thành phố chỉ có một vài địa điểm có thể xây dựng siêu thị, trong khi các doanh nghiệp trong nước còn loay hoay thì tập đoàn này đã nhanh tay đăng ký trước được.

Tập đoàn C.T Group (Thái Lan) chuyên kinh doanh các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm cao cấp cũng có ý định mở thêm 16 trung tâm mua sắm cao cấp, tăng 70 cửa hàng hiện có lên 150 cửa hàng . Các trung tâm mua sắm dự định mở: CT Plaza Tân Sơn Nhất, CT Plaza Lê Thánh Tôn, CT Plaza Bình Thạnh...

Trong suốt năm 2007 và đầu năm 2008 hàng loạt cửa hàng hạng sang có yếu tố nước ngoài được xây dựng: Sài Gòn Paragon (8000 m vuông tại Phú Mỹ Hưng), Happiness Square ( 11000 m vuông tại quận 1&5 thành phố Hồ Chí Minh), Asian Plaza (6800 m vuông tại quận 1)...

Tập đoàn Planet Sport là đại diện chính thức tại Việt Nam của hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Spalding, Transport... có dự kiến mở tăng thêm 10 cửa hàng nữa vào năm 2008.

Ngoài ra, các tập đoàn lớn như Wall Mart, Carryfour... cũng có ý định khảo sát thị trường bán lẻ Việt Nam.

Như vậy, chỉ sau một năm thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều thay đổi. Sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với cam kết mở cửa thị trường bán lẻ đã thúc đẩy hàng loạt các tập đoàn bán lẻ nước ngoài phát triển kinh doanh vốn có hay xâm nhập thị trường Việt Nam. Nguy cơ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bị mất thị phần ngay trên “ sân nhà” đã không còn là nguy cơ nữa mà đã dần trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết gia nhập WTO.DOC (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w